Những vụ ám sát làm chấn động cả thế giới

ANTD.VN - Nạn nhân của những vụ ám sát chấn động thế giới là những chính trị gia, nghệ sĩ nổi tiếng... Họ bị giết hại vì thù hận, vì lợi ích chính trị của phe đối lập hay chỉ đơn giản là những bất đồng cá nhân, tuy nhiên những cái chết đó luôn để lại những ám ảnh mỗi khi nhắc lại. 

1. Vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F. Kennedy

Cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát vào ngày 22/11/1963, khi ông cùng phu nhân Jacqueline Bouvier Kennedy đến thăm đến thành phố Dallas, bang Texas. Vào thời điểm đó, ông Kennedy đang là vị Tổng thống trẻ tuổi nhất lịch sử nước Mỹ.

Tổng thống Kennedy và phu nhân tươi cười trong sự đón chào của người dân thành phố Dallas

Chỉ 1 tiếng sau khi đáp chuyến bay xuống sân bay Love Field, vụ ám sát chấn động thế giới đã diễn ra trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân Dallas. Tay súng ám sát Tổng thống đã nổ súng từ tầng 6 của Thư viện Texas School Book Depository, khi đoàn xe Tổng thống đang đi ngang qua Dealey Plaza.

Chiếc xe chở Tổng thống Kennedy lao ngay đến bệnh viện Parkland gần đó và chuyển ông vào phòng cấp cứu số 1. Nhưng vào lúc 13 giờ 30 phút, Tổng thống Kennedy được thông báo qua đời. Thi thể của ông được chuyển về Washington không lâu sau đó. 

Khoảnh khắc ngay trước khi vụ ám sát Tổng thống xảy ra

Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ, kế nhiệm ông Kennedy, ngay trong chiếc Không lực 1 ở Dallas vào chiều cùng ngày.

Tay súng ám sát Tổng thống được xác định là Lee Harvey Oswald, tên này bị Jack Ruby, một chủ hộp đêm, bắn chết trong lúc chuyển trại giam ngày 24-11-1963. Cái chết bất thình lình của Oswald làm nhiều nhà điều tra Mỹ bất ngờ vì chưa thể đưa ra bất kỳ kết luận nào cho vụ án.

2. Vụ ám sát John Lennon

Vụ ám sát John Lennon, thủ lĩnh sáng lập ban nhạc nổi tiếng The Beatles xảy ra tối ngày 8-12-1980. Đây là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất của năm 1980 và là một trong những vụ ám sát nổi tiếng nhất thế giới. 

John Lennon bị ám sát khi đang cùng vợ Yoko Ono trở về nhà riêng tại Manhattan, New York, Mỹ. Cả hai vừa từ phòng thu âm thì bị Mark David Chapman bắn gục. Sau khi bắn Lennon, Chapman đã đợi cảnh sát tới và bắt hắn. 

John Lennon, thủ lĩnh sáng lập ban nhạc nổi tiếng The Beatles

Chapman nhận tội sau khi định gán cho mình bệnh tâm thần. Hắn bị kết án tù chung thân tại nhà tù Wende ở phía Tây New York. 

Đám tang của John Lenno được tổ chức ngày 10-12-1980 và Ono quyết định giữ tro của chồng thay vì chôn cất. Cái chết của John Lenno thu hút được nhiều sự quan tâm nhất trên thế giới từ trước tới nay, bởi ông là một trong những người sáng lập nhóm nhạc Beatles lừng danh.

Tên sát nhân Chapman

Sau khi bị bắt, tên sát nhân Chapman khai rằng hắn muốn giết thần tượng của mình để được nổi tiếng. Từng là một fan cuồng của John Lennon, Chapman coi John Lennon là thần tượng, là một người được cả thế giới trọng vọng và ngưỡng mộ, còn hắn ta không có gì là nổi bật. Chapman từng nói: “Vì John Lennon "vĩ đại hơn Chúa Jesus nên hắn giết John Lenno để John là của riêng hắn”.

3. Vụ ám sát cựu Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto 

Vụ ám sát cựu Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto ngày 27-12-2007 được coi là một trong những sự kiện chính trị lớn nhất của Pakistan vào thời điểm đó. Bà Bhutto từng sống lưu vong ở nước ngoài và trở về nước 2 tháng trước khi vụ ám sát xảy ra. Lúc đó, bà đang là một trong những ứng cử viên của cuộc bầu cử Pakistan được ấn định vào tháng 1-2008.

Cựu Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto

Vào tối 27-12-2007, bà Bhutto đã có mặt trước đám đông lớn ở Rawalpindi để vận động tranh cử. Ngay sau khi kết thúc bài diễn thuyết, bà Bhutto bị một người đàn ông bắn 3 phát vào ngực và cổ, tên này cũng kích hoạt bom tự sát sau đó.

Cảnh tượng đẫm máu trong vụ ám sát cựu Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto

Bà Bhutto qua đời trong bệnh viện  Rawalpindi vào chiều cùng ngày, 20 người khác được xác nhận cũng thiệt mạng trong vụ đánh bom ám sát cựu nữ Thủ tướng Bhutto. Trước đó, bà Bhutto từng sống sót trong 2 cuộc đánh bom tự sát nhắm vào bà, giết chết 136 người ngay khi bà trở về nước.

Sau cái chết của bà Bhutto, nhiều nghi vấn được đặt ra, tuy nhiên 6 năm sau, kẻ chủ mưu là cựu Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf mới bị truy tố về tội giết người.

4. Vụ ám sát Đại sứ Mỹ tại Libya Christopher Stevens 

Ngày 11-9-2012, cựu Đại sứ Mỹ tại Libya Christopher Stevens và 3 nhân viên sứ quán Mỹ tại Lybia đã bị giết hại trong làn sóng phản đối bộ phim do Mỹ sản xuất, bị cho là phỉ báng Đấng Tiên tri Muhammad của đạo Hồi.

Đại sứ Mỹ tại Libya Christopher Stevens

Những người biểu tình đã tấn công tòa lãnh sự Mỹ ở thành phố Benghazi, ném lựu đạn xả súng vào bên trong tòa nhà. Dù lực lượng an ninh bắn trả nhưng quan chức Libya cho hay số dân quân quá đông nên áp đảo. Đại sứ Stevens được cho là chết vì ngạt trong vụ tấn công.

Sau vụ việc, Mỹ đã tăng cường an ninh cao nhất cho các Đại sứ của mình ở nước ngoài.

5. Vụ ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov

Vụ ám sát gần đây nhất chấn động cả thế giới là vụ tay súng 22 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn chết Đại sứ Nga Andrey Karlov, khi ông đang tham gia cuộc triển lãm văn hóa “Nước Nga trong mắt Thổ Nhĩ Kỳ” tại Ankara, hôm 19-11-2016.

Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov (phải) phát biểu tại buổi triển lãm

Chân dung tên sát nhân Altintas, 22 tuổi

Ông Andrey Karlov bị tay súng Mevlut Mert Altintas bắn 9 phát từ phía đằng sau. Tên này đã hét lên "Đấng Allah toàn năng", và "trả thù cho Aleppo" sau khi nổ súng. Hắn tự nhận là cảnh sát khi bước vào tòa nhà nơi diễn ra triển lãm. Sau khi bắn ông Karlov anh ta đã yêu cầu mọi người rời khỏi phòng. Altintas bị cảnh sát bắn hạ ngay sau đó.