Những tuyệt chiêu cầm máu khi bị đứt tay cần phải lưu tâm

ANTD.VN -Đứt tay là một tổn thương thường gặp trong đời sống thường ngày và bạn cũng không thể biết trước được khi nào chúng ta bị thương, bị chảy máu. Vì thế chủ động nắm được những cách cầm máu khi bị đứt tay là một trong những mẹo vặt cuộc sống thiết thực nhất mà các bạn không nên bỏ qua, giúp xử lý nhanh vết thương, cầm máu và nhanh lành vết cắt.

Đối với việc chảy máu do đứt tay thường là chảy máu mao mạch, trước tiên ta cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc nước sạch. Điều này quan trọng nếu người bị thương đang hoạt động trong điều kiện vệ sinh kém. Nó giúp loại trừ các vi trùng, vi khuẩn xung quanh vết thương, cần vệ sinh rộng xung quanh vết thương.

Sau đó chỉ cần sử dụng bông, gạc chặn vết thương lại và máu sẽ tự đông lại bịt kín vết thương. Một điều cần chú ý là không thổi vào vết thương hở, nó sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Nên nhớ, cần lau khô vết thương trước khí băng bó.

Ảnh: Minh họa 

Với vết thương nhỏ thì để mở và cho tiếp xúc với không khí là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu vết thương dễ bị nhiễm bẩn và cọ xát với quần áo thì cần phải băng lại.

Đối với vết thương sâu hơn, có thể dùng băng dính y tế để băng vết thương. Lưu ý là phần bông gạc chỉ ôm vừa đủ vết thương và không được băng quá chặt vì sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu.

Bạn có thể cầm máu khi bị đứt tay bằng đá lạnh. Khi bạn bi đứt tay thì hãy lấy ngay 1 viên đá lạnh chườm trực tiếp lên vết thương, đá sẽ làm các mao mạch xung quanh vết thương co lạị, giúp máu ở khu vực bị đứt tay đông lại và ngừng chảy. Nhiệt độ lạnh sẽ làm các mạch máu quanh vết thương co lại, làm giảm sự tuần hoàn máu tới khu vực vết thương. Do đó, vết thương sẽ được cầm máu nhanh chóng.

Ảnh: Minh họa 

Cách cầm máu bằng muối thì phải nhúm ngay một ít muối đắp vào vết thương, muối tuy có làm vết thương hơi xót, nhưng vết thương sẽ ngừng chảy máu và được sát khuẩn tuyệt đối.

Nghệ có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Rắc bột nghệ trên vết thương vài phút sẽ giúp đông máu nhanh và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Ảnh: Minh họa 

Với bột ngô giúp tăng quá trình chữa bệnh và là một trong những biện pháp ngăn chặn chảy máu tốt tại nhà. Bạn rắc một ít bột ngô trên vết thương, khi máu đã khô thì hãy rửa nó bằng nước. Bột ớt cũng là phương thuốc hiệu quả để ngăn ngừa chảy máu, có tính chất khử trùng và làm đông máu nhanh. Rắc một ít bột ớt vào vết thương, chờ cho máu ngừng chảy và rửa sạch.

Cầm máu khi bị đứt tay bằng kem đánh răng cũng là một cách. Trong kem có các thành phần làm se và dịu mát da, vì thế bôi kem đánh răng lên chỗ bị đứt tay sẽ cầm được máu và giảm đau xót chỗ vết thương vô cùng hữu hiệu.

Khi bị đứt tay nếu bạn cầm máu bằng cà phê rang xay thì bạn chỉ cần lấy 1 muỗng bột cà phê rang xay (lượng bột tùy vào vết thương chảy máu) đắp chặt vào chỗ chảy máu. Bột cà phê sẽ giúp bạn làm dịu da và cầm máu hiệu quả.

Ảnh: Minh họa 

Giấm trắng có tính chất làm se vết thương, giúp máu đông máu, giúp làm co và đóng các động mạch ở vị trí bị thương. Nhúng một miếng bông vào dấm trắng và đắp trực tiếp lên vết thương.

Ảnh: Minh họa 

Đường có tính chất sát trùng, đông máu. Do bản chất tinh thể nên đường hoạt động như một chất hấp thụ và làm khô máu. Rắc một thìa đường trên vùng bị thương sẽ giúp ngừng chảy máu.

Dùng thuốc lào cũng là cách cầm máu nhanh khi bị đứt tay. Đây là một cách cầm máu khi bị đứt tay khá tốt dành cho các bạn tham khảo và áp dụng được các cụ đã truyền lại từ rất lâu rồi. Dùng thuốc lào nhai hoặc vò nát đắp vào vết thương. Tính sát khuẩn và cầm máu trong thuốc lào sẽ giúp bạn cầm máu và vết thương cũng mau lành hơn.

Cầm máu khi đứt tay với lá trầu không cũng là một cách cầm máu khi bị đứt tay dân gian thường được áp dụng. Lá trầu không cũng có tác dụng khá tốt trong việc cầm máu và sát trùng vết thương. Mặc dù khi bôi vào vết thương thì khá xót, nhưng nó sẽ làm vết thương ngưng chảy máu chỉ trong thời gian ngắn.

Hi vọng với một số cách cầm máu khi bị đứt tay trên, các bạn có thể bình tĩnh tự mình kiểm soát và chăm sóc vết thương chảy máu một cách hiệu quả và an toàn.