Những triệu chứng bệnh tiểu đường dễ bị nhầm lẫn

ANTD.VN - Theo các chuyên gia y tế, triệu chứng lượng đường trong máu cao thường không rõ ràng. Vì vậy, những người trên 45 tuổi và những người trẻ tuổi có các yếu tố nguy cơ như thừa cân, có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, hoặc có tiền sử tiểu đường trong thai kỳ nên được kiểm tra định kỳ.

Những triệu chứng bệnh tiểu đường dễ bị nhầm lẫn ảnh 1

Đi tiểu nhiều lần

Giống như các dấu hiệu bệnh tiểu đường khác, triệu chứng này là do lượng đường dư thừa trong cơ thể. Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể cố gắng đào thải ra ngoài, vì vậy bạn sẽ đi tiểu nhiều. Nếu bạn nhận thấy bạn đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu và không có lý do đặc biệt thì bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra lượng đường trong máu.

Khát nước liên tục

Một số bệnh nhân tiểu đường làm dịu cơn khát bằng những đồ uống có đường như soda hoặc nước trái cây, khiến lượng đường trong máu tăng hơn. Nếu bạn đột nhiên luôn luôn khát, nó có thể là một triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Hơi thở hôi

Hơi thở hôi là một trong những ảnh hưởng của việc mất nước do bệnh tiểu đường không kiểm soát. Bạn cũng có cảm giác miệng khô - đó là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng. Hơn nữa, khi đường trong máu cao do tiểu đường không kiểm soát, cơ thể bạn không thể sử dụng glucose để cung cấp năng lượng từ thức ăn, vì vậy nó đốt cháy chất béo - tạo ra các chất được gọi là keytones. Keytones tạo ra mùi vị ngọt và trái cây khó chịu trong miệng.

Thị lực giảm 

Khi đường trong máu cao, nó sẽ dẫn đến sự thay đổi chất lỏng trong cơ thể, bao gồm cả mắt. Chất lỏng theo đường, vì vậy nó đi vào võng mạc và bạn cảm thấy thị lực giảm. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến cận thị. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lượng đường huyết có thể đảo ngược hiệu ứng này và thị lực mờ sẽ biến mất.

Ngứa ran hay tê ở tay hoặc bàn chân

Sau vài năm, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh và mạch máu, làm các chi có cảm giác ngứa ran, tê, cảm giác như kim châm. Nguyên nhân bởi   glucose làm giảm lưu lượng máu đến những dây thần kinh, ảnh hưởng đến việc truyền tín hiệu thần kinh.

Các vết thương lâu lành và vết bầm tím

Giảm cảm giác trong dây thần kinh cũng làm cho bạn dễ bị thương tích hơn và vết thương cũng lâu lành hơn. Đường trong máu là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Vì bệnh tiểu thường đi cùng với huyết áp cao và  cholesterol cao, sự tích tụ mảng bám có thể làm hẹp mạch máu, làm giảm lượng máu đến vết thương khiến tổn thương lâu lành. Bệnh tiểu đường có thể làm suy yếu các tế bào T tạo nên hệ thống miễn dịch của cơ thể - cơ thể bạn chống lại sự nhiễm trùng.

Luôn mệt mỏi 

Carbohydrate là nguồn năng lượng chính của cơ thể bạn không thể sử dụng khi bị tiểu đường. Bị mất nước cũng làm bạn luôn mệt mỏi. Tất nhiên có rất nhiều lý do khiến bạn cảm thấy kiệt sức, bao gồm chế độ ăn uống, mức độ căng thẳng, chất lượng giấc ngủ. Nhưng nếu mệt mỏi xuất hiện đột ngột và không có lý do đặc biệt nào và kèm theo một số triệu chứng khác, bạn nên kiểm tra.

Nhiễm nấm thường xuyên

Đường trong máu cao tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Nếu bạn bị nhiễm trùng từ 2 đến 3 lần mỗi vài tháng hoặc nếu các phương pháp điều trị không hiệu quả thì nên đến cơ sở y tế kiểm tra lượng đường trong máu. Khi lượng đường trong máu được kiểm soát, số lần mắc bệnh sẽ giảm.

Chấm đen xung quanh cổ và nách

Da xung quanh cổ và dưới nách là một dấu hiệu phổ biến của sức đề kháng insulin, tiền thân của bệnh tiểu đường. Chúng ta thường thấy ở những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có đề kháng insulin, có thể vì làn da khô hơn vì thiếu nước nhiều hơn và những vùng này có xu hướng có làn da dày hơn.