Những thực phẩm chống cúm hiệu quả

ANTD.VN - Mùa lạnh, thời tiết bắt đầu hanh khô và đó cũng là lúc các loại virus cúm phát triển mạnh, bệnh cúm gia tăng. Vậy chúng ta nên phòng ngừa bệnh cúm như thế nào?

Súp gà. Không chỉ chống lại virus, mà còn có tác dụng giảm viêm.

Quả họ cam chanh. Vitamin C - chất dinh dưỡng thường có trong các loại quả họ cam chanh - là chất chống oxy hóa có khả năng giảm triệu chứng cảm cúm tới 23%. 

Tỏi không chỉ phòng ngừa cúm mà còn thông mũi, giúp người bệnh dễ thở hơn trong những ngày mệt mỏi vì ốm.

Gừng chứa chất sesquiterpenes có khả năng đánh bại virus gây ra chứng cảm cúm. Ngoài ra, với tác dụng làm dịu cổ họng, gừng còn giúp bạn vượt qua các cơn ho dễ dàng hơn. 

Sữa chua có chứa lợi khuẩn Lactobacillus reuteri có khả năng ngăn chặn quá trình sao chép của virus khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh. 

Nấm thúc đẩy quá trình sản sinh ra cytokine giúp chống lại virus cúm. Nấm cũng có chứa 

polysaccharides - loại hợp chất hỗ trợ hệ miễn dịch. Trong Đông y, loại nấm phổ biến được sử dụng để chống cúm là nấm hương, nấm linh chi.

Hạt tiêu đen. Loại gia vị cay này có thể giúp bạn thông mũi, dễ thở hơn trong những ngày ốm. Kết hợp tiêu đen với gừng và dấm giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Cà rốt. Beta-carotene là một chất kích thích miễn dịch thúc đẩy sức đề kháng của cơ thể đối với các bệnh do vi khuẩn và bệnh truyền nhiễm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự gia tăng lớn các tế bào miễn dịch sẽ tiêu tốn nhiều beta-carotene. 

Chuối chứa nhiều vitamin B6 giúp chống lại chứng bệnh viêm, cải thiện hệ miễn dịch. Các nghiên cứu cho thấy chuối có thể làm tăng bạch cầu, cải thiện chức năng hệ miễn dịch, nâng cao khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.

Cá biển rất giàu axit béo omega 3 và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, kẽm có khả năng chống lại rất nhiều dạng rhinovirus gây cảm cúm, ngay cả trong trường hợp bạn vẫn bị ốm, thì kẽm vẫn giúp bạn chóng khỏe.