Những tâm hồn rất đẹp...

ANTĐ - Những người dự chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt “Những bước chân lặng lẽ” do CATP Hà Nội tổ chức tối 7-8 đều chung một cảm xúc tự hào, xúc động trước những chiến công vẻ vang và cả những khoảng lặng sau lưng mỗi người chiến sỹ, sau mỗi mất mát, hi sinh...Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, MC đặc biệt của chương trình chia sẻ:" Tôi có một mong muốn từ rất lâu là tìm ra bí mật sau cánh cửa số 7 Thuyền Quang. Hôm nay tôi đã biết, sau cánh cửa đó là những tâm hồn rất đẹp"...

Những tâm hồn rất đẹp... ảnh 1Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tặng hoa chúc mừng chương trình ý nghĩa của CATP Hà Nội
Những tâm hồn rất đẹp... ảnh 2Người dẫn đặc biệt của chương trình là nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Một nhà văn rất gắn bó với lực lượng Công anNhững tâm hồn rất đẹp... ảnh 3Đại tá Vũ Đình Hoành, nguyên Phó Giám đốc CATP Hà Nội. Một trong 150 chiến sỹ Công an Hà Nội đầu tiên vào tiếp quản Thủ đô. Trong trận Điện Biên Phủ trên không, khi giặc Mỹ điên cuồng nã bom vào Hà Nội, ông đã cùng đồng đội kiên cường chiến đấu, bảo vệ sự an toàn cho người dân. Chia sẻ về những ngày ấy, Đại tá Vũ Đình Hoành cho biết, ông và các đồng đội không hề lo lắng đến sự an toàn của mình, mà chỉ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để người dân bị thiệt hại về tính mạng, tài sản... Đại tá Vũ Đình Hoành nói: "Thời nào cũng vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của người chiến sỹ Công an là giữ sự bình yên cho nhân dân"
Những tâm hồn rất đẹp... ảnh 4Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội chia sẻ những khó khăn vất vả mà các cán bộ chiến sĩ Công an hàng ngày phải đối mặt khi thực hiện nhiệm vụ và cho biết các cán bộ chiến sĩ Công an Hà Nội luôn tâm niệm phấn đấu mỗi ngày làm một việc tốt, vì nhân dân phục vụ, vì Thủ đô bình yên, tiếp nối truyền thống mà các thế hệ cha anh đi trước đã vun đắp. Là một người chiến sĩ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung tâm sự bản thân cũng như các đồng đội chỉ có thể yên tâm ngủ ngon và nở nụ cười khi phá thành công một vụ án, đảm bảo cuộc sống bình yên cho mọi người
Những tâm hồn rất đẹp... ảnh 5Giây phút cảm động tại buổi giao lưu khi gia đình cháu Phạm Trường Hà (cháu bé bị bắt cóc tại viện C) tặng hoa Thiếu tá Phạm Hồng Quân (Nay là Phó đội trưởng Đội Phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, Phòng CSHS), người trực tiếp tham gia vào hành trình đi tìm cháu bé. Cách đây 4 năm, đây là một vụ án thuộc diện độc nhất vô nhị, chưa từng xảy ra tại Việt Nam. Kẻ bắt cóc dám liều lĩnh đóng giả bác sỹ, vào tận bệnh viện để bắt cóc trẻ sơ sinh từ chính tay sản phụ. Các cán bộ, chiến sỹ nhận nhiệm vụ đều hiểu rằng đây là trách nhiệm của người lính hình sự trước nỗi đau của người dân. Cả ngày lẫn đêm, mỗi khi có thông tin mới, các anh lại lao đi với nỗ lực trách nhiệm lớn, dù nơi đến có cách xa Hà Nội hàng nghìn cây số. Suy xét kỹ từng đầu mối nhỏ nhất, đến 16h40 phút ngày 8-11, sau bao giây phút chờ đợi đến nghẹt thở của hàng nghìn người, bé Trường Hà đã được các chiến sĩ công an trao trả tới tận tay chị Thơm sau 5 ngày 'bị bắt cóc. Cháu Pham Trường Hà tên thật là Phạm Xuân Trường, sau khi được các cán bộ, chiến sỹ CATP Hà Nội giải cứu thành công, gia đình cháu quyết định đổi tên thành Phạm Trường Hà, với hàm ý chữ Hà là nghĩ đến Công an Hà Nội. Chia sẻ cảm xúc đặc biệt lúc cháu bé được giải cứu thành công, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết ông đặc biết ấn tượng với thái độ hết mình làm việc của các cán bộ, chiến sỹ Công an Hà Nội.
Những tâm hồn rất đẹp... ảnh 6Khi nghe bài thơ “Ấn tượng nhà số 7” do chính Thượng tá Nguyễn Việt Cường – Đội trưởng Đội CSKT Công an Quận Hoàn Kiếm, nguyên chiến sĩ của Đội trọng án, Phòng CSHS đọc, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ: "Tôi có một mong muốn từ rất lâu là tìm ra bí mật sau cánh cửa số 7 Thuyền Quang. Hôm nay tôi đã biết, sau cánh cửa đó là những tâm hồn rất đẹp"
Những tâm hồn rất đẹp... ảnh 7Cả hội trường lặng đi khi nghe tâm sự của Trung úy Phạm Bảo Ngọc (Công an phường Phương Liệt), con trai  đồng chí Phạm Văn Nhuận, thương binh Công an năm 1980, đồng chí Phạm Văn Nhuận làm nhiệm vụ tuần tra tại địa bàn xã Cổ Loa, huyện Đông Anh. Đến khu vực ga Cổ Loa, anh gặp một người phụ nữ còn rất trẻ đi giữa đường ray, phía sau lưng cô là một đoàn tàu đang ầm ầm lao tới. Vì có một đoàn tàu khác đang chạy vào ga song song với bước đi của cô gái. Trước tình thế chỉ còn khoảng chục mét nữa là đoàn tàu phía sau lao tới, không do dự, đồng chí Nhuận băng mình vào đường ray và gạt được cô gái ra ngoài an toàn. Còn anh, đã bị đoàn tàu như miệng con cá sấu khổng lồ kéo lê đi 125m và nghiền nát cả hai chân, để lại thương tật vĩnh viễn 81%. Tàn nhưng không phế, đồng chí Phạm Văn Nhuận đã vượt qua hoàn cảnh, trở thành một vận động viên khuyết tật đạt nhiều thành tích cao..."Tối sẽ cố gắng hết mình để hoàn thành tâm nguyện của cha tôi", Trung úy Phạm Bảo Ngọc nói.Những tâm hồn rất đẹp... ảnh 8Thiếu úy Nguyễn Văn Tiệp và Thượng sĩ Đoàn Thanh Tùng (Đội cảnh sát hình sự Công an huyện Quốc Oai, Hà Nội), khi tuần tra lúc rạng sáng, hai cảnh sát trẻ gặp sản phụ lên cơn đau đẻ và đã làm "bà đỡ" giữa đường trong trời giông gió. 2 anh chia sẻ rằng, đó là công việc bình thường, và lúc đó chỉ muốn làm sao nhanh nhất đưa sản phút vào bệnh viện để đảm bảo an toàn. Chia sẻ rất chân tình và mộc mạc của hai chiến sỹ còn rất trẻ, lại chưa vợ được các khán giả tại buổi giao lưu nhiệt tình hưởng ứng.
Những tâm hồn rất đẹp... ảnh 9Giữa thời bình, vẫn còn không ít những mất mát, hi sinh với bao tấm gương anh dũng đã nằm xuống mãi mãi vì sự bình yên cho thành phố. Trung úy Nguyễn Thị Hợp, CAQ Đống Đa, là vợ Đại úy Nguyễn Văn Út, nguyên là CSKV khu dân cư số 6, CAP Ô Chợ Dừa. Đồng chí Nguyễn Văn Út đã hi sinh khi thực hiện nhiệm vụ thu hồi vũ khí, vật liệu nổ. Đồng chí Nguyễn Thị Hợp tâm sự, dịp Noel vừa rồi, các con chị viết thư cho ông già Noel không xin quà mà chỉ mong bố sống lại... Đau đớn, mất mát nhưng chị cho biết sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, nuôi dậy con cái, xứng đáng là người vợ của người chiến sỹ CAND
Những tâm hồn rất đẹp... ảnh 10Trung úy Đỗ Thị Nguyệt Thương, Cán bộ y tế, trại Tạm giam số 1 - người đã có 10 năm gắn bó với công việc chăm sóc những bệnh nhân đặc biệt. Đó là các phạm nhân mang trong mình các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, C, HIV, lao... Là người thầy thuốc mặc áo lính, đồng chí Thương luôn tâm huyết với nghề, nỗ lực hết mình để cứu chữa các bệnh nhân. Tết đến, chị ứng trực ở đơn vị vừa chăm lo sức khỏe, vừa động viên tinh thần các phạm nhân nhớ nhà.... Liệu trong chúng ta có ai sẵn sàng đổi công việc với Trung úy Đố Thị Nguyệt Thương.
Những tâm hồn rất đẹp... ảnh 11Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã nói tại cuối buổi giao lưu rằng: "Hôm nay chúng ta được nghe về những chiến công trong hàng vạn chiến công, những âm thầm lặng lẽ trong hàng vạn âm thầm lặng lẽ...". Mỗi con phố, nẻo đường bình yên của Thủ đô thân yêu đều có những bước chân lặng lẽ của mỗi cán bộ, chiến sỹ Công an Thủ đô. Họ nguyện hết mình, thậm chí cả hi sinh tính mạng để được làm nhiệm vụ thiêng liêng đó. Những cảm xúc mạnh mẽ, khó quên hôm nay chắc chắn sẽ theo mai mỗi người dự buổi giao lưu hôm nay cũng như mỗi cán bộ, chiến sỹ Công an Hà Nội.