Những người đếm tiền…mỏi tay giữa phố đông

ANTĐ -Cứ cuối buổi trưa hoặc chiều muộn họ lại ngồi ở góc phố nào đó đếm cả một mớ tiền dày cộp.
Giờ đồng tiền lẻ, những mệnh giá 500- 1.000đ dần trở nên vắng bóng trên thị trường. Thậm chí, trong một số đông người giàu có, những đồng tiền lẻ dường như không còn trong khái niệm của họ. Vậy nhưng, đối với những người nghèo khó, mưu sinh bằng gồng gánh thì những đồng tiền quý giá ấy phải góp nhặt thật khó khăn vào mỗi ngày lao động vất vả, vào mỗi sớm tần tảo buôn thúng bán bưng.

Nhịp sống của người giàu hay kẻ nghèo khó cũng không thể tách khỏi sự biến động của thị trường. Song, đối với người nghèo gồng gánh góp nhặt những đồng tiền lẻ qua gánh rau, bát cháo thì dù sự biến động nào cũng làm họ méo mặt, nai lưng nhặt từng đồng tiền lẻ nhàu nhĩ.

Ở phố thị những đồng tiền lẻ dần trở nên bị “tuyệt chủng” đối với thị trường đắt đỏ và đối với người giàu có. Còn trong cuộc mưu sinh giữa phố đông của các bà, các chị nghèo khó thì những đồng tiền lẻ giá ấy kiếm được cũng hết sức chật vật, hàng ngày phải còm cõi nhặt nhạnh sớm hôm mới có được những bữa cơm chiều và sinh hoạt con cái học hành ở thời  giá cả biến động từng giờ.

Em Hiền hàng ngày mang ổi ra đê Long Biên bán góp nhặt từng đồng tiền lẻ giúp mẹ.

Gánh gồng để gom nhặt những đồng tiền lẻ

Những đồng lẻ 500, 1.000 giờ chỉ mua được cọng hành nhưng việc gom nhặt
ở phố thị cũng không hề đơn giản.

Công việc cuối ngày của chị Xuân là kiểm kê và vuốt thẳng những đồng tiền lẻ

Gom nhặt tiền lẻ từ những gánh hàng hoa làm đẹp cho phố

Hàng ngày, chị Xuân ở Đan Phượng chở hành vào phố bán
gom nhặt được khoảng 50- 70 nghìn đồng, nhưng hôm nào hết hàng
sớm chị cũng có niềm vui như trúng tiền trăm bạc triệu.

Tiền lẻ có một "thế giới riêng” đó là thế giới của những người bán hàng rong.

Người “giầu” tiền lẻ nhất ở Hà Nội giờ đây là
các chị, các bà gồng gánh bán hang rong.

Những đồng tiền lẻ ở những nơi siêu thị, khách sạn…đã bị “tuyệt chủng”
nhưng nó vẫn làm mầm sống đối với những người mưu sinh gồng gánh