Nhóm máu và những nguy cơ mắc bệnh

ANTD.VN - Theo các nhà khoa học, nhóm máu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Do vậy, bạn cần biết các nguy cơ để có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh.
 

Nhóm máu O: loét dạ dày, tá tràng; khó thụ thai

Người mang nhóm máu O thường có sức đề kháng insulin kém, hoạt động tuyến giáp diễn ra chậm hơn thậm chí là tăng cân mất kiểm soát. Đặc biệt, người nhóm máu O dễ bị vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng như helicobacter pylori tấn công.

Theo nghiên cứu của Tạp chí Viện ung thư quốc gia Mỹ, nhóm máu O có nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến tụy thấp hơn 37% so với nhóm máu khác. Bên cạnh đó, những người thuộc nhóm máu O có lượng trứng và chất lượng trứng kém hơn nên nguy cơ khó thụ thai tăng gấp đôi so với bình thường.

Các nhà khoa học Mỹ cho biết, những người có nhóm máu O có nguy cơ bị huyết khối thấp hơn các nhóm máu khác. Người có nhóm máu O ít có nguy cơ ung thư dạ dày hơn hẳn các nhóm máu khác. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của trường Y tế Công cộng Harvard, Mỹ, những người có nhóm máu O có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành thấp hơn đến 23% so với tất cả những người khác.

Để phòng ngừa các bệnh nói trên, người nhóm máu O nên hãy tránh xa caffeine và rượu; hạn chế ăn một số loại thực phẩm như cà chua, rau họ cải, lúa mì, đậu hạt và các sản phẩm từ sữa.

Nhóm máu A: Ung thư dạ dày, nhồi máu não

Người nhóm máu A có nguy cơ cao bị nhồi máu não. Ngoài ra, người nhóm A dễ bị ung thư và một số bệnh nguy hiểm khác. Nhóm máu A được cho là có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày hơn cả. Thống kê lâm sàng cho thấy 1/3 số người mắc bệnh ung thư có nhóm máu A, nhiều nhất là ung thư dạ dày, lưỡi, thực quản, bướu thịt. 

Nhóm máu A còn dễ mắc bệnh thiếu máu ác tính do có ít axit trong dạ dày nên rất khó hấp thu sinh tố B12 (Cobalamin), trong khi B12 là một yếu tố rất cần thiết cho việc sản xuất huyết sắc tố hemoglobin. Một nghiên cứu của Mỹ phát hiện ra rằng những người có nhóm máu A có khả năng phát triển ung thư tuyến tụy 32%, những người có nhóm máu AB có khả năng mắc bệnh hơn 51%, và những người có nhóm B là 72%.

Dạ dày của người nhóm máu A ít tiết ra axit nên khó tiêu hóa đạm từ thịt  và các sản phẩm từ sữa, vì vậy, tốt nhất là nên ăn các loại đạm có nguồn gốc thực vật, thủy hải sản. Ngoài ra, người nhóm máu A nên ăn nhiều rau, trái cây, hạt họ đậu, ngũ cốc, thủy hải sản... 

Nhóm máu B: Ung thư vú, ung thư miệng

Người thuộc nhóm máu B có tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh tật là 28%, gấp 2 lần nhóm máu A, gấp 4 lần nhóm máu O. Người thuộc nhóm máu B có tỷ lệ bị sâu răng, ung thư vú, ung thư miệng và bệnh bạch cầu cao hơn các nhóm máu khác. Họ cũng có nhiều nguy cơ bị virus tấn công hệ thần kinh hơn. 

Người nhóm máu B không nên dùng các loại thực phẩm như ngũ cốc, lạc, vừng… vì chúng chứa các lectin làm trì trệ sự chuyển hóa, có thể gây cản trở quá trình sản xuất insulin, dẫn tới mệt mỏi. Nên ăn các loại thực phẩm như trứng, rau quả, cá.

Nhóm máu AB: Rối loạn đông cầm máu, chứng suy giảm nhận thức

Những người có nhóm máu A, B và AB có nguy cơ mắc bệnh Von Willebrand, chứng rối loạn đông cầm máu, cao hơn 30%. Ngoài ra, các nhà khoa học ước tính rằng người có nhóm máu AB có nguy cơ huyết khối cao hơn khoảng 20%. 

Theo nghiên cứu trên tạp chí Neurology, nhóm máu AB có nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức cao hơn 82% so với những người thuộc các nhóm máu khác. Họ có 6% nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức, cao hơn 4% so với mức trung bình. Vì vậy, những người có nhóm máu AB nên ăn nhiều rau, trái cây, sữa chua, trứng và cắt giảm tất cả các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ, vì nó dễ chuyển đổi thành chất béo.