Nhiều trường hợp mất mạng vì chủ quan sau khi bị chó cắn

ANTD.VN - Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thực tế có những trường hợp, nhất là trẻ em bị chó cắn nhưng chủ quan hoặc giấu giếm người thân, cuối cùng tử vong khi phát bệnh dại.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thực tế có những trường hợp, nhất là trẻ em bị chó cắn nhưng chủ quan hoặc giấu giếm người thân, cuối cùng tử vong vì phát bệnh dại.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thực tế có những trường hợp, nhất là trẻ em bị chó cắn nhưng chủ quan hoặc giấu giếm người thân, cuối cùng tử vong vì phát bệnh dại.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân khi bị chó cắn tuyệt đối không được chủ quan (Ảnh minh họa)

Chỉ tính từ đầu năm 2018 đến nay, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 3 nạn nhân bị chó dại cắn nhưng đều chủ quan không tiêm phòng, nhập viện muộn, lên cơn dại và đều tử vong trong một thời gian ngắn điều trị.

Nạn nhân mới nhất vừa nhập viện ngày 4-3 là một phụ nữ 32 tuổi, ở Tân Yên (Bắc Giang), làm nghề kinh doanh, buôn bán thịt chó. Cách đây hơn 1 tháng, trong khi bắt chó ở lồng để làm thịt, chị bị một con khó cắn vào chân. Một ngày sau, chị mang con chó đã cắn mình ra làm thịt.

Đáng chú ý, sau khoảng hơn 1 tháng kể từ ngày bị chó cắn, chị này mới lên cơn dại. Thời điểm nhập viện, chị trong tình trạng hoảng loạn, sợ nước, sợ gió... đến tối cùng ngày thì tử vong.

Một trường hợp khác là bệnh nhân nam 44 tuổi, ở Tuyên Quang, bị chó dại cắn vào tay trước khi phát bệnh 2 tháng. Bệnh nhân cũng chủ quan, không theo dõi con chó đã cắn mình nên cũng không đi tiêm phòng, cuối cùng phải nhập viện vì lên cơn dại và tử vong.

Bệnh nhân còn lại là một phụ nữ 60 tuổi ở Nghệ An, nhập viện sau khi lên cơn dại vì bị chó cắn khoảng hơn 1 tháng. Khoảng 6 ngày sau khi cắn người, con chó chết nhưng nạn nhân chủ quan nghĩ là chó ốm nên đã không tiêm phòng. Sau 5 ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân lên cơn dại, hấp hối nên gia đình đã xin về.

Theo khuyến cáo của bác sĩ Cấp, khi bị chó cắn, nếu bị cắn vào vùng nhiều dây thần kinh như gần đầu mặt cổ, bộ phận sinh dục, lòng bàn tay thì cần đi tiêm phòng vaccine luôn. Nếu bị chó cắn vào các bộ phận khác của cơ thể có thể trì hoãn việc tiêm phòng nhưng phải theo dõi sát sức khỏe của con chó đã cắn mình, nếu không theo dõi được hoặc qua theo dõi thấy con chó chết trong vòng 10 ngày sau đó thì phải đi tiêm phòng luôn.

Đặc biệt, những người nuôi chó, kể cả người nuôi chó cảnh, hay người làm nghề giết mổ chó cần phải chủ động đi tiêm vaccine phòng dại nếu không may bị chó cắn, đồng thời dạy con trẻ phải chủ động thông báo cho người lớn nếu bị chó cắn để đưa đi tiêm phòng kịp thời.

Theo bác sĩ Cấp, thực tế có không ít trẻ đã “chết oan” vì bị chó cắn nhưng giấu bố mẹ nên không theo dõi được con chó bị cắn và đi tiêm phòng sớm. Với bệnh dại, một khi đã lên cơn thì rất khó cứu chữa.