Nhiều công trình văn hóa cổ của Iraq cũng từng bị tàn phá

ANTĐ - Trong khi các quan chức Iraq đang ước tính mức độ thiệt hại do các chiến binh Nhà nước Hồi giáo IS gây lên ở thành phố cổ Hatra, một di sản thế giới được UNESCO công nhận, thì một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ, ông Peter van Buren, đã tiết lộ rằng, quân đội Mỹ cũng từng hủy hoại rất nhiều địa danh lịch sử quý giá của đất nước Trung Đông này.

Vào hôm 7-3, các chiến binh thánh chiến IS bắt đầu phá hủy những công trình 2.200 tuổi ở thành cổ Hatra, cướp phá vàng bạc và tiền xu cổ đại, bán ra chợ đen. Vài ngày trước đó, phiến quân cực đoan đã tấn công và san bằng thành phố cổ Assyria, Nimrud ở miền bắc Iraq.

Nhưng xem chừng, các chiến binh IS không phải là những kẻ duy nhất hủy hoại những công trình văn hóa cổ đại trong các thung lũng dọc sông Tigris và Euphrates. Một cựu nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ, ông Peter van Buren, người đã tham gia chiến đấu cho quân đội Mỹ tại Iraq vào năm 2003, đã tiết lộ rằng, Mỹ cũng góp phần vào việc phá hủy những công trình văn hóa cổ đại của Iraq.
Nhiều công trình văn hóa cổ của Iraq cũng từng bị tàn phá ảnh 1Không chỉ IS, Mỹ cũng từng tàn phá các công trình văn hóa cổ của Iraq 

"Thời gian đầu của cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, thủy quân lục chiến Mỹ đã xây dựng một bãi đậu trực thăng trên di tích Babylon”, ông Buren viết trong bài báo của mình đăng trên Reuters, "Họ chất đầy các bao cát cùng với những mảnh vỡ khảo cổ, nghiền nát những mảnh gốm cổ và gạch có ký tự hình nêm, khu vực này được gọi là Trại Alpha của Mỹ”.

"Quy mô và mục đích rõ ràng là khác với những gì mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo đang làm, nhưng đó đều là những mất mát, tổn thất lớn đối với nền văn minh vĩ đại của con người”.
Cựu nhân viên ngoại giao Mỹ tiết lộ: "Mọi người nói rằng, khi quân đội Mỹ lần đầu tiên xây dựng các căn cứ quân sự, các binh sĩ đã khai quật được những đôi bông tai cổ, những hộp sọ và xương người. Nhưng quân đội vẫn tiếp tục sử dụng khu vực đó, thậm chí còn lấy một ghi chép cổ xưa để thực hành bắn pháo”.

“Một người lính đã nói 'Nếu nó đã cũ và hỏng, tại sao chúng ta không bắn phá nó đi?'. Khu vực đó sau này đã được giao cho giới chức Iraq và được quân đội sử dụng như một bãi tập bắn đạn thật. Một cơ sở điều hành hoạt động Hammer vẫn mở cửa hoạt động, kèm theo đó là một kho xe tăng M1A1 của Mỹ bán cho Iraq. Tôi không chắc về tình trạng của những gì còn lại trên địa điểm khảo cổ học đó”, ông viết.

Một người lính Ba Lan đang trở về lều của mình ở căn cứ thuộc
thành phố cổ Babylon, cách 80km về phía bắc Baghdad hôm 16-7-2003

Ông Peter van Buren cũng nhắc đến một ngôi làng cổ của Iraq, nơi mà ông nói rằng nó thu hút những người lính Mỹ, khiến thỉnh thoảng họ lái xe SUV quân sự đến đó, làm bánh rán và thưởng thức những giờ phút yên lặng.

Hôm 9-3, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã lên án sự phá hủy thành phố cổ Hatra của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo là một tội ác chiến tranh, và kêu gọi cộng đồng quốc tế nâng cao việc bảo vệ các hiện vật văn hóa.

Nhưng cho đến nay không ai nhận xét về các tàn dư mà quân đội Mỹ để lại. Bảo tàng Iraq ở Baghdad từng bị cướp bóc hồi năm 2003, ngay sau khi thành phố đầu hàng quân Mỹ.

Bảo tàng này đã được mở lại cách đây vài tuần, ước tính có tới 15.000 hiện vật bị phá hủy trong hỗn loạn. Nhưng chỉ một phần ba trong số đó được phục chế trở lại.