Nhiếp ảnh nude Thái Phiên: Không làm tiền với Art nude được!

Tôi chụp cho tôi và vì cái Đẹp, không chụp theo thị hiếu hay yêu cầu của khách hàng. Ai đồng cảm thì tốt, nếu không thì tôi đành chịu vậy! Không ai có thể ép tôi ăn hủ tiếu, trong khi tôi thích sủi cảo!

Nhiếp ảnh nude Thái Phiên: Không làm tiền với Art nude được!

Tôi chụp cho tôi và vì cái Đẹp, không chụp theo thị hiếu hay yêu cầu của khách hàng. Ai đồng cảm thì tốt, nếu không thì tôi đành chịu vậy! Không ai có thể ép tôi ăn hủ tiếu, trong khi tôi thích sủi cảo!

Tôi không làm tiền với Art nude được!

Nhiếp ảnh gia Thái Phiên

Nhiếp ảnh gia Thái Phiên

Art nude (Khỏa thân nghệ thuật) là đam mê của anh hay chỉ là chuyện "chơi cho biết"?

- Từ lúc mới bắt đầu cầm máy ảnh (năm 1992), tôi đã đặc biệt yêu thích thể loại ảnh khỏa thân. Từ đó đến nay tôi đã chụp được khoảng trên 70 mẫu nữ. “Gia tài” của tôi hiện có trên 120 bức ưng ý, sắp tới tôi dự định chọn ra khoảng 70 bức để xuất bản một cuốn sách ảnh mang tên "Xuân Thì". Nếu được cấp phép thì đây sẽ là cuốn sách ảnh khỏa thân nghệ thuật đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam. 

Khoảng 70 mẫu không nhiều đến mức phải... tự hào?

- Ồ tất nhiên, nhưng ở một đất nước mà art nude còn rất mới mẻ, thậm chí không được dạy như một môn học trong các khoa nhiếp ảnh và cũng không được khuyến khích sáng tác, triển lãm, thì việc tôi có khoảng 70 mẫu chụp art nude cũng là điều đáng kể đấy chứ!

Kể cả chia cho 15 năm...

- Những năm bắt đầu với art nude, tìm được cho mình một người mẫu đã là khó khăn, may ra cả năm mới có một mẫu cho mình chụp. Thời đó (những năm của thập kỷ 90), nói chuyện nude là cái gì đó ghê gớm, hủ hóa phi đồi lắm, nhiều người còn coi art nude là phi nghệ thuật nữa.

Tác phẩm: "Giấc mơ màu tím" của Thái Phiên.
Tác phẩm: "Giấc mơ màu tím" của Thái Phiên.

Còn bây giờ, Thái Phiên kén mẫu đến mức có người đặt cả ngàn đô cũng bị anh lắc đầu?

- Thì ngày xưa đói rách, ngô khoai cũng vẫn phải ăn, giờ no nê yến tiệc rồi, cũng phải cho mình cái quyền chọn lựa món ăn chứ! Nói đùa vậy thôi. Tôi có kén mẫu, nhưng không đến nỗi “chảnh” như đồng nghiệp kêu la hay mấy cô “mách lẻo” trên blog đâu.

Có một cô Việt kiều đến đặt vấn đề chụp nude, tôi muốn cô ấy là “chất liệu” cho tác phẩm của mình, không ngờ cô ấy mang đến cả ngàn đô, rồi đưa cho tôi cái catologe, yêu cầu tôi chụp theo trong đó, tôi chẳng làm. Tôi chẳng sĩ để từ chối tiền bạc, nhưng art nude là sáng tạo, là máu, là hơi thở, là không khí cho tôi sống. Tôi không làm tiền với nó được.

Vợ tôi chấp nhận... sống chung với lũ

Khi chụp nude, anh ưu ái phần nào ở cơ thể nữ?

- Người phụ nữ vốn dĩ rất đẹp, nhưng Tạo hóa cũng rất công bằng. Có người đẹp ở đôi bờ ngực, hay cái hút sâu của rốn, độ cong mướt của mông, nhưng lại yếu ở những phần khác... Chẳng ai được hoàn hảo, và tôi phải tìm được điểm nhấn của họ. Tôi luôn phải chọn trong nhiều phương án để thích hợp với những vóc dáng khác nhau của mẫu. Nếu người mẫu có bờ lưng đẹp, mông cong gợi cảm thì nên đặt cô ấy trong khung cảnh nào, tư thế nào để làm toát lên cái đẹp của những đường cong ấy.

"Tóc ngắn" "Dáng xuân" "Tóc ngắn" "Dáng xuân"
"Tóc ngắn" "Dáng xuân"

Anh nói cứ như art nude là đức tin của anh vậy?

- Không hẳn là đức tin, nhưng nó là niềm đam mê. Tôi yêu nó hơn nhiều điều.

Vợ anh có ghen với công việc chụp art nude của anh?

- Lúc trước cô ấy chưa hiểu nhiều nên cũng dấm dẳng gần xa, nhưng tôi cứ im lặng mà làm. Riết cũng quen, cô ấy thông cảm cho nỗi đam mê của anh chồng. Thậm chí, tôi có tác phẩm nào hay, dở cô ấy còn nhận xét và góp ý như người trong nghề vậy. Cô ấy đang chấp nhận việc “sống chung với lũ"!

Ảnh art nude tôi cũng treo đầy trong phòng khách, cậu con trai lớn cũng đang tập tọe cầm máy, cháu coi ảnh art nude xuất hiện trong gia đình tôi như một chuyện đương nhiên vậy.

Vậy thì sang năm chú nhé...

Một mẫu nude cần những yếu tố gì?

- Lúc mới biết chụp ảnh, tôi nghĩ vẻ đẹp cơ thể tự nhiên của người mẫu là yếu tố chính dẫn đến thành công trong tác phẩm, nhưng thực tế không đúng hoàn toàn như vậy. Tác phẩm ra đời còn do sự sáng tạo trong ý tưởng, bố cục, ánh sáng và góc chụp. Có một nguyên tắc là tôi phải được công bố tác phẩm cho mục đích nghệ thuật. Nghĩa là, mẫu phải trên 18 tuổi, tự tin, như vậy mới có thể diễn trước ống kính được. Tóm lại, người nào yêu cái Đẹp, muốn lưu giữ lại đường nét thanh xuân, vượt qua được chính mình và thành trì định kiến của xã hội thì người đấy có thể làm mẫu nude!

Các cô gái gái tự tìm đến anh và… nộp mạng?

- Nộp cho… ống kính thôi. Thỉnh thoảng các cô tìm đến tôi, hoặc gọi điện thoại nói chuyện. Chúng tôi gặp gỡ uống café, trao đổi về art nude để cô ta hiểu và thoải mái lựa chọn.

Tác phẩm "Lời của biển"
Tác phẩm "Lời của biển"

Họ lựa chọn thế nào?

- Có nhiều người không tự tin mình đẹp, nên không dám chụp. Có nhiều cô còn trêu “Anh chụp em rồi, anh nhớ lấy bàn là, là bớt đi nhé!”.

Tôi nhớ nhất về một đôi vợ chồng không quen biết. Ông chồng gọi điện cho tôi, nhờ tôi chụp hình cho bà xã ông ấy. Ông ấy nói “Anh Phiên ơi! Bà xã tôi hơn 40 rồi, nhưng còn được lắm, bà ấy yêu những bức ảnh của anh, anh chụp giúp tôi nhé!”. Ông ấy gọi điện 2 lần tôi đều từ chối. Tôi ngại có chuyện chẳng hay ho lại phiền hà, tôi vốn dĩ là người cẩn thận sợ mang tiếng cho mình lẫn mẫu. Nhưng ông ấy gọi điện đến lần thứ 3, mời tôi đi uống café, tôi đồng ý. Chúng tôi ngồi nói chuyện trên trời dưới biển, đến lúc tôi về, cả 2 vợ chồng rất tha thiết muốn tôi chụp.

Một chuyện nữa, có cô bé 17 tuổi còn học Trung học, tìm đến gặp tôi nói “Chú ơi, cháu muốn lưu giữ… tuổi 17 của cháu, chú chụp ảnh art nude cho cháu được không?”. Tôi lựa lời từ chối, cô bé lại dùng dằng năn nỉ, tôi buộc lòng nói: “Cháu về nhà nói phụ huynh viết giấy đồng ý bảo lãnh rồi chú chụp”. Cô bé nghe thế, buồn thiu, ra khỏi cửa rồi còn ngoái đầu lại nói: “Vậy thì sang năm chú nhé!”

Gần đây các bà các cô đua nhau đi chụp nude, thậm chí art nude được coi là mốt, anh biết lý do không?

- Phần lớn họ muốn giữ lại tuổi thanh xuân của mình, họ nuối tiếc sắc đẹp của một thời con gái rồi sẽ rời xa. Hơn nữa, cách nghĩ về art nude đối với phụ nữ hiện đại khác xa các thế hệ trước. Trước đây phụ nữ tránh mặc áo hở cổ hay áo quá mỏng khi ra đường, còn bây giờ phụ nữ thích mặc áo hai dây hay váy ngắn. Họ tự tin khi đưa ra tín hiệu cho nhiều người biết rằng họ đẹp.

Đừng ép tôi ăn hủ tiếu khi tôi thích ăn sủi cảo

Có nhiều quan điểm cho rằng: Muốn chụp nude, cần hiểu rõ cơ thể cũng như tính cách của mẫu. Rồi lại thêm những câu chuyện như mẫu nude thường bị các nghệ sĩ nghệ gừng “gạ tình lấy ảnh”, hay là chụp xong đưa lên các diễn đàn xấu, nhằm bôi nhọ danh dự mẫu… ?

- Nghề nào cũng có người này người khác. Khi tôi chụp nude, tôi có nguyên tắc bảo vệ mẫu của mình, còn nếu có người thứ 3 biết người trong bức ảnh là ai, thì chỉ có cô mẫu đó tiết lộ thôi. Tôi cũng từng đưa một vài bức ảnh art nude của mình lên diễn đàn photo, sau đó có những comment không hay ho cho lắm, từ đó tôi cạch đến già.

Ở Việt Nam, chuyện chụp nude không được thoáng như ở nước ngoài, mà lệ thuộc vào tập quán văn hóa và trình độ nhận thức của người xem. Mẫu ở nước ngoài có website riêng, họ khoe ảnh mình trên đó và họ có giá cả đàng hoàng. Họ tự hào có những bức hình của nhà nhiếp ảnh A, B, C nổi tiếng chụp mình. Họ làm nghề chuyên nghiệp, công khai và tự hào về nghề của họ. 

"Huyền thoại thần Venus" "Uẩn khúc" "Huyền thoại thần Venus" "Uẩn khúc"
"Huyền thoại thần Venus" "Uẩn khúc"

Một tác phẩm art nude đẹp cần những yếu tố gì?

- Mọi yếu tố đều quan trọng như nhau, như mỗi bộ phận trên cơ thể con người vậy. Tuy nhiên "nhiếp ảnh nghệ thuật là môn hội họa vẽ bằng ánh sáng", nên tôi luôn đặt ánh sáng lên hàng đầu. Nói như thế cũng chưa hẳn chính xác, vì lắm lúc ý tưởng là nét chính trong nhiều bức ảnh của tôi. Sự hợp tác và diễn đạt của người mẫu cũng là 1 yếu tố khá quan trọng.

Rất khó đo đếm một tác phẩm đẹp chuẩn thì cần phải làm những bước gì. Mẫu art nude dù có điểm 5 nhưng biết hợp tác với người chụp thì cũng sẽ có được những bức hình đẹp. Chụp nude không phải là ghi chép lại nét đẹp của thân thể người mẫu mà phải là sáng tạo. Trong nhiều tác phẩm, tôi để cho cảm xúc và ngẫu hứng thăng hoa bất chợt ở thời điểm bấm máy.

Ai đó nói anh là tay phù thủy photoshop?

- Vâng! Chẳng ai bấm máy “kịch” một cái là ra tác phẩm ngay, mà đều phải qua hậu kỳ, cũng như làm phim vậy. Như tất cả các nhà nhiếp ảnh khác, tôi cũng sử dụng kỹ thuật “phòng sáng” (computer) để nhặt sạn, nâng chỉnh màu, làm nổi bật hơn những ý tưởng cho tác phẩm của mình.

Rõ ý tưởng hay anh đang cố “cưỡng bức” những tác phẩm của mình mang ý nghĩa quá… oách?

- Tôi chụp cho tôi và vì cái Đẹp, không chụp theo thị hiếu hay yêu cầu của khách hàng. Ai đồng cảm thì tốt, nếu không thì tôi đành chịu vậy! không ai có thể ép tôi ăn hủ tiếu, trong khi tôi thích sủi cảo.

Theo Vietnamnet