- Nhật Bản tái khởi động nhà máy điện hạt nhân Sendai
- Trung Quốc lo sợ việc Nhật Bản có quá nhiều vật liệu hạt nhân
Vũ khí hạt nhân có thể hủy hoại môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến an ninh khu vực
Trước đó, đáp trả lại sự phản đối gay gắt của các nhà hoạt động môi trường, Tokyo chỉ gỡ bỏ một lượng rất nhỏ chất plutonium, khoảng 0,5 % trong kho dự trữ của mình. Phần còn lại trong kho dự trữ của nước này thực sự “quá nguy hiểm”.
Theo tuyên bố, lô hàng mà Nhật Bản sẽ vận chuyển tới Mỹ trong tuần này khoảng 730 pound (331 kg) chất plutonium, đủ để chế tạo ra khoảng 50 vũ khí hạt nhân, được tải lên tàu Paciffic Egret (một trong những con "tàu ma" chuyên chở các vật liệu nhiệt hạch) tại nhà máy điện Tokaimura, vận chuyển đến nhà máy điện hạt nhân của Mỹ trên sông Savannah, Nam Carolina.
Thông tin về việc vận chuyển lô hàng plutonium được đánh giá cao và nhận được sự quan tâm của cộng đồng bởi vì chất hóa học này được sử dụng để chế tạo ra vũ khí hạt nhân hay là “bom bẩn”.
Tuy nhiên, Đại sứ quán Mỹ ở Tokyo vẫn chưa có bất kỳ ý kiến hoặc lên tiếng xác nhận tuyên bố của Green Peace. Trong khi đó, vì lý do an ninh, một phát ngôn viên của cơ quan nguyên tử Nhật Bản cũng không có bất cứ bình luận nào.
Để buộc chính phủ Nhật Bản vận chuyển 730 pound (331kg) chất plutonium tới Mỹ, các nhà vận động chống vũ khí hạt nhân của Tổ chức Green Peace đã bày tỏ lo ngại về khả năng hủy diệt của các vũ khí hạt nhân và nguy cơ làm mất ổn định khu vực cũng như hòa bình thế giới.
Shaun Burnie, chuyên gia hạt nhân cấp cao của tổ chức Greenpeace nghi ngờ rằng, việc chuyển giao các nguyên liệu nguy hiểm thực sự có giải quyết triệt để vấn đề vũ khí hạt nhân không? Bởi vì hàng trăm kg Plutonium chỉ là một phần nhỏ trong 9 tấn vật liệu để sản xuất vũ khí hạt nhân trong kho dự trữ của Nhật Bản.
Theo ước tính của Mỹ, Nhật Bản sở hữu gần 50 tấn plutonium, phần lớn trong số đó được tạo ra từ việc tái chế nhiên liệu hạt nhân đã được đốt trong các lò phản ứng hạt nhân.