Nhận thức rõ vai trò của công tác kỹ thuật hình sự và pháp y CAND

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Ngày 28-4, tại Hà Nội, Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết 16 năm thực hiện Chỉ thị số 07/2005/CT-BCA-C11 ngày 14-9-2005 về “Tăng cường công tác pháp y của lực lượng CAND” và 15 năm thực hiện Chỉ thị số 07/2006/CT-BCA-C11, ngày 22-8-2006 về “Tăng cường công tác kỹ thuật hình sự trong tình hình mới”.

Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo Hội nghị.

Theo Đại tá Trần Việt Kiều, Viện trưởng Viện KHHS nhấn mạnh, những năm qua, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an luôn xác định KTHS và Pháp y CAND là các mặt công tác quan trọng, gắn liền với các nhiệm vụ phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; lực lượng KTHS là một bộ phận không thể thiếu của lực lượng CAND.

Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chỉ đạo tại Hội nghị

Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chỉ đạo tại Hội nghị

Kể từ khi Bộ trưởng Bộ Công an ban hành 2 Chỉ thị số 07 với 13 yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KTHS và Pháp y của lực lượng CAND, đến nay, sau 15 năm, Công an các đơn vị, địa phương, trực tiếp là lực lượng KTHS các cấp đã quán triệt tốt, chủ động tham mưu, triển khai, thực hiện đầy đủ các nội dung đề ra, góp phần rất quan trọng vào kết quả công tác phòng, chống tội phạm nói chung và các mặt công tác chuyên môn về KTHS, Pháp y CAND nói riêng.

Kết quả công tác KTHS và pháp y tăng cả về số lượng trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Trung bình hàng năm tăng khoảng hơn 3.000 vụ liên quan đến khám nghiệm hiện trường, tăng hơn 3.500 vụ trong công tác giám định KTHS và pháp y. Kết quả công tác giám định đã sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến các vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự, giúp cơ quan điều tra có đủ căn cứ khoa học để giải quyết nhanh chóng các vụ việc.

Lãnh đạo Viện Khoa học hình sự tặng Giấy khen của Viện cho các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện 2 chỉ thị 07

Lãnh đạo Viện Khoa học hình sự tặng Giấy khen của Viện cho các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện 2 chỉ thị 07

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh, nhiệm vụ KTHS là phòng, chống tội phạm “thượng tôn pháp luật”, không lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đối với công tác khám nghiệm, giám định và áp dụng biện pháp phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm và thường xuyên của lực lượng KTHS. Do đó, phải chú trọng cải tiến, nâng cao hiệu quả các mặt công tác này nhất là ở cấp tỉnh, huyện.

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc yêu cầu, tiếp tục tổ chức quán triệt trong toàn lực lượng, nhất là đội ngũ lãnh đạo chỉ huy và cán bộ, chiến sỹ làm công tác KTHS, Pháp y CAND nâng cao nhận thức, vị trí, vai trò của công tác KTHS, pháp y. Trong đó, KTHS vừa là biện pháp pháp luật, kết luận giám định là chứng cứ rất quan trọng để chứng minh tội phạm và người phạm tội; vừa là biện pháp khoa học kỹ thuật đặc thù, đồng thời là biện pháp nghiệp vụ phòng, chống tội phạm hiệu quả.

Các đại biểu dự hội nghị

Các đại biểu dự hội nghị

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc yêu cầu, về thể chế pháp luật, Viện KHHS phối hợp với các đơn vị triển khai có hiệu qủa Luật Giám định tư pháp và Nghị định, Thông tư hướng dẫn có liên quan; nâng cao chất lượng công tác đánh giá sơ bộ dấu vết đường vân, tài liệu và đủ năng lực để phát hiện nhanh, đánh giá sơ bộ dấu vết các chất ma túy tại hiện trường.

Cùng với đó, tiếp tục phối hợp với các đơn vị, nhà trường và Công an địa phương tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ gắn với đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, chuyên sâu, kết hợp nghiên cứu đề xuất kiện toàn tổ chức, bộ máy, hoàn thiện, chức năng, nhiệm vụ lực lượng KTHS từ Bộ đến Công an cấp tỉnh, huyện theo lộ trình…

Tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ phối hợp, thực hiện các quy trình công tác với các đơn vị trong toàn lực lượng, nhất là các đơn vị điều tra trong công tác trưng cầu, yêu cầu giám định; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực khoa học hình sự theo hướng chuyên sâu, thiết thực, hiệu quả.