Nguồn phóng xạ thất lạc ở Vũng Tàu nguy hiểm đến mức nào?

ANTĐ - Co-60, nguồn phóng xạ bị thất lạc ở Vũng Tàu, là đồng vị phóng xạ nhân tạo của Coban, có thể gây ung thư nếu bị phơi nhiễm.

Các mảnh coban điện phân

Coban (ký hiệu hóa học Co) là kim loại có thể ổn định (không có tính phóng xạ khi được tìm thấy trong tự nhiên) hoặc bất ổn (có tính phóng xạ, nhân tạo). Đồng vị phóng xạ phổ biến nhất của Co là Co-60.

Co-60 có tính phóng xạ được Glenn T. Seaborg và John Livingood, hai chuyên gia đại học California - Berkeley, phát hiện vào cuối những năm 1930.

Co không có tính phóng xạ thường có trong quặng và được sử dụng để tạo màu xanh cho gốm sứ và thủy tinh. Nuclit phóng xạ Co-60 được tạo ra để sử dụng trong các máy gia tốc tuyến tính. Nó cũng được tạo ra như một sản phẩm phụ của hoạt động lò phản ứng hạt nhân. Co-60 được sử dụng trong nhiều ứng dụng công nghiệp, xạ trị y tế, và ngày càng được áp dụng trong quy trình tiệt trùng một số thực phẩm mà không làm hư hỏng sản phẩm. Tương tự như hoạt động của tia X, Co-60 có thể dùng cho kỹ thuật chụp công nghiệp để phát hiện lỗi cấu trúc trong bộ phận kim loại.

Nuclit phóng xạ dùng cho ngành công nghiệp hay điều trị y tế thường được đặt trong các thùng chứa kim loại kín và gọi là nguồn phóng xạ. Nguồn phóng xạ y tế hoặc công nghiệp đôi khi có thể bị mất hoặc đánh cắp. Các nhà khoa học cảnh báo rằng trong một số trường hợp, chúng ta có thể cầm nó trên tay mà không biết đó là gì và vô tình tiếp xúc. Chúng cũng có thể được tìm thấy ở nhiều bãi rác.

Nguồn phóng xạ có vỏ kim loại, do đó dễ lẫn với kim loại phế liệu và không bị phát hiện trong quá trình đưa đến cơ sở tái chế. Các cơ sở công nghiệp thường sử dụng máy dò phóng xạ để phát hiện nguy cơ tiềm ẩn, tuy nhiên các nguồn lẫn trong đống phế liệu lớn có thể không được phát hiện từ đầu. Co-60 có thể thải ra môi trường qua lỗi rò rỉ hoặc tràn qua nhà máy điện hạt nhân, trong chất thải rắn từ các nhà máy này.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, tất cả các bức xạ ion hóa, bao gồm Co-60, đều có thể gây ung thư. Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe tùy thuộc thời gian phơi nhiễm, khoảng cách tiếp xúc từ nguồn hoặc điều kiện tiếp xúc (qua tiêu hóa hay hít vào). Co-60 là nguồn phát tia gamma, nên phơi nhiễm bên ngoài với một nguồn lớn Co-60 có thể gây bỏng da, hội chứng nhiễm phóng xạ cấp tính hoặc tử vong. Hầu hết Co-60 đều được thải qua phân, tuy nhiên một lượng nhỏ vẫn được gan, thận và xương hấp thụ và có thể gây ung thư.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sáng nay tổ chức cuộc họp khẩn với các ban ngành sau khi nhận thông tin Nhà máy thép Pomina 3 bị thất lạc nguồn phóng xạ. Nguồn phóng xạ bị thất lạc được dùng để đo mức thép lỏng trên dây chuyền sản xuất phôi thép.

Nguồn phóng xạ bị thất lạc ở Nhà máy thép Pomina 3, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Xuân Mai

Liên qua đến vụ một thiết bị phóng xã bị mất tại nhà máy thép Pomina 3, sáng nay (7-4), ông Mai Thanh Quang- Giám đốc sở KH-CN tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, tổ trường tổ tìm kiếm đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

Mở rộng tìm kiếm tại các vựa ve chai TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương.
Tính tới thời điểm hiện tại đã nhận được một tin báo phát hiện thiết bị giống với thiết bị phóng xạ bị mất. Người báo tin mang tên H., là công nhân thuộc nhà máy rác Vinakabec (xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành).

Tin báo với nội dung phát hiện một thiết bị giống với thiết bị đang tìm kiếm, trọng lượng khoảng 6-7kg. Trong hôm nay, đoàn công tác sẽ tới để xác minh thông tin này.

Theo đó, khu vực tìm kiếm sẽ được mở rộng đến các vựa ve chai tại địa bàn như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương…, nhưng chủ yếu vẫn là tìm kiếm ở khu vực nhà máy thép, địa bàn huyện Tân Thành và T.P Bà Rịa. Ngoài ra, việc tìm kiếm sẽ được thông tin rộng rãi tới địa bàn thôn, xã trong tỉnh.

Từ khi phát đi thông báo khẩn về tìm kiếm thiết bị phóng xạ bị thất lạc, tổ tìm kiếm đã thay phiên nhau trực để tiếp nhận tin báo từ các nơi.

Trong chiều nay, các bên liên quan gồm: Đại diện Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân, công an tỉnh, Sở KH-CN, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Thông tin Truyền thông, lãnh đạo nhà máy sẽ nhóm họp để lên phương án chi tiết cho cuộc tìm kiếm.

Riêng về thông tin nguồn phóng xạ bị mất, ông Quang Khẳng định thời gian nhận được tin báo là ngày 1-4. Người quản lý thiết bị của nhà máy đã làm việc với cơ quan an ninh điều tra.
(Theo Lao động)