Người lao động có thể khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa án nếu bị ép viết đơn xin nghỉ việc

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Bạn đọc hỏi: Hiện nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến nhiều công ty, doanh nghiệp muốn sa thải cán bộ, công nhân viên. Và nhằm “né” khoản bồi thường vì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, một số doanh nghiệp đã o ép người lao động để họ tự nghỉ việc. Người lao động cần làm gì nếu gặp phải tình huống này thưa luật sư? Nguyễn Thị Ánh (Hà Nội)
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động được quy định tại Điều 36, Bộ luật Lao động năm 2019 (Ảnh minh họa)

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động được quy định tại Điều 36,

Bộ luật Lao động năm 2019 (Ảnh minh họa)

Luật sư trả lời:

Căn cứ theo Điều 36, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn đã điều trị 6 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này”.

Như vậy, công ty, doanh nghiệp sử dụng người lao động chỉ được cho người lao động nghỉ việc nếu có một trong các lý do nêu trên. Bên cạnh đó, để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi có một trong các lý do nêu trên, công ty của người lao động phải báo trước cho người lao động ít nhất 45 ngày vì hợp đồng giữa người lao động và công ty là hợp đồng không xác định thời hạn.

Ở đây, theo thông tin bạn cung cấp, người quản lý đã yêu cầu hay o ép người lao động tự viết đơn xin nghỉ việc. Đây là vấn đề thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động không trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do là thỏa thuận nên người lao động có thể đồng ý hoặc không đồng ý viết đơn xin thôi việc. Nếu người lao động không tự nguyện viết đơn, người quản lý đó cũng không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động không thuộc trường hợp quy định của Bộ luật Lao động năm 2019.

Luật sư Đặng Thành Chung (Giám đốc Công ty Luật TNHH An Ninh. (Phòng 305, tòa nhà số 8 Láng Hạ, Hà Nội)

Luật sư Đặng Thành Chung (Giám đốc Công ty Luật TNHH An Ninh. (Phòng 305, tòa nhà số 8 Láng Hạ, Hà Nội)

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, nếu xét thấy việc công ty bắt người lao động giải trình và xử lý kỷ luật người lao động là không đúng thì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người lao động có thể lựa chọn việc khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa án để để nghị giải quyết. Cụ thể:

- Về việc khiếu nại: Người lao động có quyền gửi đơn khiếu nại lần đầu đến lãnh đạo công ty. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại hoặc không được giải quyết khiếu nại khi đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, người lao động có quyền khiếu nại lần 2 đến Chánh thanh tra Sở lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty người lao động đặt trụ sở chính. Việc giải quyết khiếu nại sẽ tuân theo trình tự, thủ tục quy định theo pháp luật.

- Về việc khởi kiện tại Tòa án: Vụ việc giữa người lao động và công ty là tranh chấp lao động liên quan đến vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật do đó căn cứ theo quy định tại Bộ luật lao động 2019 thì vụ việc của người lao động không bắt buộc phải qua hòa giải của hòa giải viên lao động. Vì vậy, người lao động có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để đề nghị giải quyết. Thẩm quyền và trình tự giải quyết sẽ được xác định theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.