- Hà Nội mở thêm kênh hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 qua tổng đài 1022
- Hà Nội: Thêm hơn 960.000 liều vaccine Covid-19, ưu tiên người già, người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai
- Hà Nội: Hỗ trợ trên 830 tỷ đồng cho các đối tượng khó khăn do Covid-19
Liên quan đến nội dung trên, Luật sư Lê Hồng Vân – Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, theo Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, để được hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải có đủ các điều kiện:
- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp: Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
Như vậy, trường hợp bị lây nhiễm chéo Covid-19 khi làm việc tại doanh nghiệp vẫn có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu: Bị lây nhiễm Covid-19 khi làm việc tại doanh nghiệp; Mắc Covid-19 dẫn tới suy giảm từ 5% khả năng lao động trở lên.
Mức độ suy giảm phải được giám định tại Hội đồng giám định y khoa theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Biên bản giám định của Hội đồng giám định y khoa kết luận người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì người này có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động.
Về những quyền lợi của người mắc Covid-19 khi làm việc tại doanh nghiệp, Luật sư Hồng Vân nhấn mạnh, người lao động sẽ được điều trị Covid-19 hoàn toàn miễn phí.
Tại Quyết định số 219/QĐ-BYT, Bộ Y tế đã bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007. Do đó, những người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí.
Bên cạnh đó, người lao động còn được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu đủ điều kiện; Được người sử dụng lao động bồi thường một khoản tiền: Ít nhất 1,5 tháng lương nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu suy giảm từ 11% đến 80%; Ít nhất 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết.
Ngoài ra, người lao động còn được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội (trợ cấp một lần nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% - 30%; Trợ cấp hằng tháng nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên; Trợ cấp một lần khi chết = 36 x Mức lương cơ sở); Được nhận thêm tiền hỗ trợ…