Tinh tế như nếp ẩm thực của người Hà Nội

Tinh tế như nếp ẩm thực của người Hà Nội

ANTD.VN - Thời gian gần đây, bên cạnh “dòng chảy” ẩm thực hiện đại, chúng ta hay nhắc đến Nghệ nhân ẩm thực dân gian - danh hiệu mà bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết - một người con gốc Hà Nội được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng. Bởi người phụ nữ này đã có những đóng góp trong việc gìn giữ và quảng bá ẩm thực truyền thống Hà Nội - nền ẩm thực phong phú và tinh tế bậc nhất của người Việt.
Người Hà Nội chơi hoa

Người Hà Nội chơi hoa

ANTD.VN - Người Hà Nội vốn yêu hoa. Từ những thập niên 50-60 của thế kỷ trước, những gia đình trung lưu ở Hà Nội đều có lọ hoa tươi trong phòng khách vào dịp lễ, Tết hay chủ nhật. Hoa được các bà, các cô nâng niu cắt tỉa rồi cắm vào lọ. Cắm hoa cũng phải có nghệ thuật, nên thường trong gia đình các cô con gái lớn hay đảm nhận công việc này.
Nhân cách người Hà Nội trong những ngày gian khó

Nhân cách người Hà Nội trong những ngày gian khó

ANTD.VN - Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến hồi gay go, ác liệt, cũng là lúc đất nước gặp vô vàn khó khăn. Ngày ấy, kinh tế miền Bắc còn rất nghèo, đời sống vất vả, chưa kể còn phải chi viện cho miền Nam chiến đấu. Thủ đô lúc đó đưa ra khẩu hiệu “Một người làm việc bằng hai” nên ai cũng ý thức cuộc sống phải “thắt lưng buộc bụng”, cố gắng lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm… Tuy khổ là vậy nhưng phép nước lại rất nghiêm.
Tình yêu thuở ấy

Tình yêu thuở ấy

ANTD.VN - Thế hệ người Hà Nội sống cách đây hơn nửa thế kỷ vẫn luôn hằn sâu những kỷ niệm tình yêu lứa đôi trong những năm tháng chiến tranh khó khăn, thiếu thốn đủ bề.
Cả bầu trời tuổi hoa ngọt ngào, thương nhớ!

Cả bầu trời tuổi hoa ngọt ngào, thương nhớ!

ANTD.VN -  “Ai lông gà, lông vịt, tóc rối đổi kẹo đê…ê...” - tiếng rao lanh lảnh giữa trưa hè khiến tôi đang mơ màng ngủ cũng phải bật dậy, ba chân bốn cẳng chạy xuống bếp tìm mớ lông vịt hôm trước tích lại sau khi làm món đãi khách. Vừa ôm chiếc rá rách đựng lông vịt tôi vừa chạy ra cửa réo: “Bà đổi kẹo ơi… ơi…”.
Hoài niệm Bách hóa tổng hợp Hà Nội

Hoài niệm Bách hóa tổng hợp Hà Nội

ANTD.VN - Bách hóa tổng hợp từng là niềm tự hào của người Hà Nội trong những năm tháng bao cấp. Tọa lạc ngay khu phố Hàng Bài - Tràng Tiền - Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm) của Thủ đô, nơi này được xem là trung tâm thương mại lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ. Người từ các tỉnh về Hà Nội bao giờ cũng phải ghé Bách hóa tổng hợp, lượn vài vòng tham quan, ngắm hàng hóa đủ các chủng loại, mẫu mã từ tầng 1 lên tầng 2 trong các quầy hàng đèn sáng như sao sa, nhưng rồi cũng chẳng mua được gì vì hầu hết chúng được bán theo tem phiếu...
Ký ức những quán nước đầu ngõ

Ký ức những quán nước đầu ngõ

ANTD.VN - “Đầu ngõ có quán bán hàng/ Quanh năm bán nước trà đen kẹo vừng/ Khách là hàng phố xa gần/ Nghỉ chân điếu thuốc, chuyện gần chuyện xa” - Đấy là hình ảnh mộc mạc thân thương của người Hà Nội sau giờ làm việc hay ngày nghỉ rỗi rãi.
Ký ức xe đạp ở Hà Nội

Ký ức xe đạp ở Hà Nội

ANTD.VN - Không biết chiếc xe đạp đầu tiên du nhập vào Việt Nam từ năm nào, nhưng lịch sử thế giới ghi nhận sự xuất hiện của xe đạp đã cách đây 200 năm. Những năm 60, 70 của thế kỷ trước, người Hà Nội coi chiếc xe đạp là phương tiện tối ưu trong sinh hoạt hàng ngày. Đi làm, đi học, đi công tác xa, rồi chuyên chở lương thực đến nơi sơ tán trong những năm Mỹ đánh phá miền Bắc… đều dùng đến nó.
Leng keng tàu điện Bờ Hồ

Leng keng tàu điện Bờ Hồ

ANTD.VN - Tiếng chuông leng keng, tiếng rít của bánh sắt trên đường ray là những âm thanh ký ức mà có lẽ một lớp người Hà Nội không thể nào quên...
Hoa sen trong tâm hồn người Hà Nội

Hoa sen trong tâm hồn người Hà Nội

ANTD.VN - Hoa sen từ xa xưa đã là nguồn cảm hứng của người Hà Nội. Sen bắt đầu nở vào tháng 5 và rộ lên đẹp nhất vào tháng 6, tháng 7.
Có một Hà Nội kiêu hãnh vượt qua dịch giã (3): Dòng chảy văn hóa nghệ thuật Hà Nội vẫn tuôn trào, bất chấp dịch bệnh

Có một Hà Nội kiêu hãnh vượt qua dịch giã (3): Dòng chảy văn hóa nghệ thuật Hà Nội vẫn tuôn trào, bất chấp dịch bệnh

ANTD.VN - Văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là văn học nghệ thuật Thủ đô luôn song hành cùng đời sống của nhân dân và đất nước. Bất chấp đại dịch hoành hành, dòng chảy văn hóa nghệ thuật ở Hà Nội vẫn tuôn trào như khích lệ tinh thần chống dịch của nhân dân.
PGS.TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam: Sức khỏe và sự an vui của người Hà Nội sẽ chiến thắng “giặc” Covid-19

PGS.TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam: Sức khỏe và sự an vui của người Hà Nội sẽ chiến thắng “giặc” Covid-19

ANTD.VN - Soi vào lịch sử của thành Thăng Long, trải qua nhiều vương triều, PGS.TS Tống Trung Tín khẳng định, Thăng Long chưa bao giờ “phi chiến địa”. Chỉ có điều, dù trải qua bao cuộc chiến tranh, bao lần bị nhòm ngó, Thăng Long vẫn đứng vững và trường tồn đến ngày nay. Từ đó tạo ra niềm tin chiến thắng của người Hà Nội trong mọi hoàn cảnh, mọi khó khăn.
Có một Hà Nội kiêu hãnh vượt qua dịch giã (1): Thăng Long trong lịch sử những lần “vườn không nhà trống” đánh giặc

Có một Hà Nội kiêu hãnh vượt qua dịch giã (1): Thăng Long trong lịch sử những lần “vườn không nhà trống” đánh giặc

ANTD.VN - LTS: Trải qua 4 làn sóng Covid-19, Thủ đô cho thấy một dòng chảy văn hóa không ngừng nghỉ, cho dù người người ở trong nhà, các hoạt động tạm dừng hoặc “đóng băng” trong những lần giãn cách xã hội phòng, chống đại dịch. Đó chính là quãng thời gian cho thấy sự tử tế của người Hà Nội và văn hóa người Hà Nội với cách ứng xử văn minh, chấp hành chỉ thị của các cấp chính quyền và tình người trong cơn hoạn nạn. Khoảng lặng của các đợt giãn cách xã hội cũng là thời điểm văn nghệ sĩ tập trung sáng tác và đã cho ra đời các tác phẩm nghệ thuật thiết thực, hữu ích.
Phong vị nơi phố cổ

Phong vị nơi phố cổ

ANTD.VN - Nhiều người Hà Nội rất cầu kỳ về ẩm thực. Sự cầu kỳ không hàm nghĩa sơn hào hải vị mà món ăn đó phải đúng gu, đúng kiểu. Nói gì thì nói, cứ bước chân ra khỏi Hà Nội, không dễ dàng tìm ra món bún riêu, bún ốc, phở, bánh cuốn… theo đúng nghĩa mà những từ đó gợi lên. Lúc ấy mới thấy thấm thía cái câu “sảy nhà ra thất nghiệp”.
Hà Nội có chuẩn không?

Hà Nội có chuẩn không?

ANTD.VN -  Thực ra, khái niệm “người Hà Nội” là trong trắng nhưng sâu xa có đôi nét mơ hồ. Điều trân trọng đáng quý là khi đứng trước cái “chuẩn” mờ ảo này, người ta đều khát khao rồi tự tước đi những dung tục. Nỗi mong muốn trở thành một người Hà Nội là một cố gắng rất thật. Nó phảng phất ở cách ăn cách yêu cách mặc. Người đã ở Hà Nội thật lâu, đi vào đám đông thường không bị lẫn, cho dù văn hóa của người Hà Nội hôm nay bập bềnh nhiều nét của lắng (thiêng liêng) của đọng (phàm tục). Cái phong khí này đâu phải ngẫu nhiên.
Tao nhã thú chơi hoa và cây cảnh của người Hà Nội

Tao nhã thú chơi hoa và cây cảnh của người Hà Nội

ANTD.VN - Hà Nội. Xưa. Là đất hoa. Và cũng là nơi có nhiều người chơi hoa, cây cảnh. Thú chơi tinh tế và tao nhã ấy vẫn duy trì cho đến hôm nay như một nét văn hóa di dưỡng tâm hồn của người Hà Nội.
Thăng trầm đặc sản Hà thành

Thăng trầm đặc sản Hà thành

ANTD.VN - Là nói chuyện những cửa hàng đặc sản thời bao cấp thôi. Lúc ấy đặc sản của người Hà Nội chỉ là thịt bò, thịt gà, chim câu, cá chép, ba ba và rau dưa. Đại khái tất cả những gì không mua được bằng tem phiếu thì ở nhà hàng đặc sản vẫn có.