Người đưa đặc sản quê lên phố

(ANTĐ) - Những chiếc bánh tẻ hay còn gọi là bánh răng bừa - thứ quà đặc sản của vùng đất Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên đã có mặt tại Thủ đô Hà Nội.

Người đưa đặc sản quê lên phố

(ANTĐ) - Những chiếc bánh tẻ hay còn gọi là bánh răng bừa - thứ quà đặc sản của vùng đất Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên đã có mặt tại Thủ đô Hà Nội.

Sự xuất hiện của món quà quê đặc biệt hơn khi có hẳn một website bán hàng trực tuyến hiện hữu.

Đặc sản Bánh Răng Bừa
Đặc sản Bánh Răng Bừa

Với slogan “Thiên nhiên tặng tôi, tôi mang tặng bạn”, là người con của chính mnh đất này Phạm Đình Quý không những hiện đại trong cách quảng bá mà còn biến món quà quê giản dị, mộc mạc này trở thành món ăn “chi” vừa lạ, lại ngon miệng thu hút được những người sành ăn đất Hà thành.

Nằm cách Thủ đô Hà Nội 12 km về phía đông nam hoặc bạn có thể xuôi dọc triền đê sông Hồng khong 15 km, qua làng Bát Tràng một đoạn làng Phụng Công sẽ hiện lên trước mắt. Ni đây, miền đất đã gắn liền với những cây quất cảnh nổi tiếng cung cấp cho Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về, còn là cái nôi của nghệ thuật trông cây hoa Trà… Sẽ thật thiếu sót nếu quên không nhắc đến một món quà quê dung dị như con người ni đây - bánh tẻ - đặc sản tiêu biểu mà ai có lần được nếm cũng mãi nhớ vị ngon của nó. Vùng đất nào cũng có những tinh hoa riêng, cái khó là làm sao để đi đến bất kỳ ni đâu, tinh hoa đó cũng được mọi người biết đến. Một việc làm không dễ, nhưng không ai làm việc đó thuận hơn là những người con sinh ra và lớn lên tại miền đất ấy… Tại Phụng Công, Văn Giang, anh Phạm Đình Quý đã làm được việc đó. Ngày ấy, khi vừa mới tốt nghiệp trường Trung cấp tài chính, chàng thanh niên Phạm Đình Quý về giúp chú mình quản lý cửa hàng chuyên bán máy cày bừa phục vụ nông nghiệp tại quê. Có được một số vốn đủ để kinh doanh, anh bắt đầu bước vào thưng trường khi quyết lập nghiệp ở độ tuổi 22. Chàng thanh niên tràn đầy nhiệt huyết với nhiều dự định và khát khao đã liên tiếp nếm những thất bại... Không chùn bước, Phạm Đình Quý tiếp tục theo học tại Học viện Tài chính. Tốt nghiệp, anh về làm phó phòng kinh doanh Trung tâm Văn hóa Doanh nhân, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trong một dịp trung tâm tổ chức tiệc đãi khách, anh được phân công nhiệm vụ thiết kế ý tưởng cho bữa tiệc. Thế là món bánh tẻ quê hưng được anh nghĩ đến, và thật không ngờ những chiếc bánh nhỏ nhắn, lạ miệng lại là món hết đầu tiên, nhận được sự khen ngợi từ các vị khách. Cũng từ đây ý tưởng đưa bánh tẻ ra thành phố được anh nhen nhóm và là tiền đề cho Công ty Phú Quý ra đời sau này.     

Anh Phạm Đình Quý
Anh Phạm Đình Quý
      

Bánh tẻ - món bánh gia truyền của một miền quê Bắc bộ và ngay gia đình anh cũng mấy đời theo nghề làm bánh nhưng khi quyết định đưa ra thị trường Hà Nội, anh Quý đã phi tìm hiểu và có sự ci tiến đáng kể về hình thức lẫn chất lượng sao cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người thành thị. Từ khâu chọn nguyên liệu phi kỹ càng để đảm bảo giữ đúng hương vị, vỏ bánh phải là gạo tám xoan, tám lim của vùng quê Hải Hậu, Nam Định. Nhân bánh được chế biến từ thịt ba chỉ, trộn với mộc nhĩ thái nhỏ và hạt tiêu cay… Tháng 8 - 2005, bánh tẻ chính thức có mặt tại Hà Nội với giá bình dân 1.500 VND/chiếc. Và cũng trong năm 2005 này, bánh tẻ Phú Quý đã vinh dự nhận huy chương vàng và danh hiệu đầu bếp tài ba tại Hội chợ mùa xuân và liên hoan văn hóa ẩm thực làng quê tổ chức tại Hà Nội. Mong muốn phát triển mạnh thương hiệu, website bán hàng trực tuyến cũng được hình thành ngoài việc giới thiệu sản phẩm, giá cả, công thức chế biến, mọi người còn có thể đặt hàng trực tiếp qua mạng và được phục vụ giao hàng đến tận nhà những chiếc bánh ngon nhất mang thương hiệu “made in Phu Quy”.     

Sau mỗi ngày tất bật với việc vận chuyển hàng nghìn chiếc bánh trong vực nội thành Hà Nội, các khách sạn, nhà hàng…, nghĩ lại anh Quý vẫn thấy quyết định đưa sản phẩm quê hương ra tiếp cận thị trường là đúng đắn. Hiện cơ sở của anh Quý đã được đầu tư máy hấp bánh hiện đại, máy đóng gói và hút chân không để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Để thực khách luôn cảm nhận hương vị đặc trưng rất riêng của chiếc bánh tẻ, đơn sơ bình dị nhưng thảo thơm như tấm lòng của người dân quê. Và thứ quà quê tưởng chừng như rất đỗi bình thường ấy ngày thêm sức hấp dẫn với nhiều người. Và một điều quan trọng hơn, anh Quý và những người khác đang làm một việc là phát huy thế mạnh của làng nghề, những món quà quê bình dị không những có ở thị trường trong nước mà đang có ý định đưa ra nước ngoài như một thứ đặc sản dân dã, mộc mạc nhưng đằm thắm hồn quê Việt Nam.

Đoan Trang