Ngoại trưởng Mỹ: Tổng thống Poroshenko nên “động não” trước khi dùng vũ lực tại Donbass

ANTĐ - Ngày 11-5, Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko tuyên bố sẽ chiếm lại sân bay Donetsk bằng bất cứ bất cứ giá nào bất chấp thực tế rằng, nếu làm vậy sẽ trực tiếp vi phạm thỏa thuận Minsk. Đáp lại, Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry cảnh báo, ông Poroshenko nên “động não” trước khi thực hiện hành động này. 

Ngoại trưởng Mỹ: Tổng thống Poroshenko nên “động não” trước khi dùng vũ lực tại Donbass ảnh 1Tổng thống Poroshenko tuyên bố sẽ chiếm lại sân bay Donesk bằng bất cứ giá nào
Trong đoạn đầu của bộ phim tài liệu “Sân bay”, tổng thống Poroshenko tuyên bố: “Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng tôi sẽ chiếm lại sân bay Donesk bằng các phương tiện quân sự cần thiết bởi vì nó là của chúng tôi. Chính quyền Kiev sẽ xây dựng lại nó”.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Poroshenko đã dùng lời lẽ như vậy trên các phương tiện truyền thông. Tháng trước, trong một cuộc phỏng vấn, ông cũng nhấn mạnh rằng: “Cuộc chiến tranh tại miền đông sẽ thực sự kết thúc khi Ukraine lấy lại Donbass và Crimea”.

Trước những hành động của tổng thống Ukraine, trong cuộc họp báo hôm 12-5, Ngoại trưởng John Kerry cảnh báo, bất kỳ hành động nào như vậy sẽ vi phạm các cuộc đàm phán hòa bình và sẽ không nhận được sự ủng hộ từ Washington.

Trước đó, cả Hoa Kỳ và Nga đều nhất trí rằng, việc ủng hộ thỏa thuận Minsk là cách chắc chắn nhất để mang lại hòa bình cho Ukraine. Chính vì vậy, bất cứ hành động khiêu khích nào cũng không thể được chấp nhận.
Ngoại trưởng Mỹ: Tổng thống Poroshenko nên “động não” trước khi dùng vũ lực tại Donbass ảnh 22 vị Ngoại trưởng Nga, Mỹ sau cuộc bàn đàm phán, giải quyết các vấn đề thế giới

Ông Kerry nói: “Điều quan trọng lúc này là đảm bảo cả 2 bên xung đột đều tuân thủ theo các điều khoản được ký kết trong hiệp định Minsk”.

Bên cạnh đó, ngoại trưởng Kerry cũng kêu gọi tổng thống Poroshenko tôn trọng các thỏa thuận ngừng bắn và cần phải “động não” trước khi sử dụng lực lượng quân sự tại Donbass cũng như là phát ngôn trước giới truyền thông.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga, Seiri Lavrov tái khẳng định vai trò của Moscow trong việc giữ gìn hòa bình tại miền đông đồng thời cam kết sẽ cùng với Washington sử dụng uy thế của mình để giải quyết căng thẳng tại Ukraine.

Mặt khác, ông Lavrov nhấn mạnh: “Chúng tôi đang khám phá tất cả các cơ chế ngoại giao giữa hai nước và sẽ không đụng độ trên cùng một con đường”.

Ngoài các cuộc khủng hoảng Ukraine, các cuộc đàm phán của Nga-Mỹ sẽ tập trung vào hàng loạt các vấn đề toàn cầu. Trong khi cả 2 bên vẫn còn đối mặt với sự khác biệt về quan điểm, cả 2 quốc gia cũng đã đồng ý với nhau về một số chủ đề.

Chẳng hạn, về vấn đề đàm phán hạt nhân với Iran P5+1, cả 2 nước đã tìm thấy tiếng nói chung. Vị ngoại trưởng Mỹ cho biết, “sự thống nhất” được xem là trọng tâm và sẽ là công cụ để Mỹ-Nga tiến về phía trước trong 6 tuần lễ cuối cùng trước khi các cuộc đàm phán kết thúc.

Cả hai quốc gia cũng thỏa thuận về mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng của nhóm khủng bố của Tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS), công nhận vai trò của xung đột Syria trong việc sản sinh ra IS. Từ đó, cả 2 bên đã thống nhất cho rằng, giải pháp hòa bình đối với vấn đề tại Syria là rất quan trọng.

Ngoại trưởng Nga đề xuất rằng: “Nhiệm vụ quan trọng để giải quyết vấn đề tại Syria hiện nay là đối thoại. Tất cả các bên liên quan phải ngồi vào bàn đàm phán và tuân theo các thông cáo Geneva”.

Trong cuộc đàm phán, ông Lavrov cũng bày tỏ, ông không muốn vũ khí hóa học là một cái cớ cho các quốc gia phương Tây gây áp lực với chế độ Assad. Tuy nhiên, một cuộc điều tra kỹ lưỡng về các cáo buộc sử dụng các loại vũ khí này cần được thực hiện nhanh chóng.