Nghiện ma túy là bệnh, không phải là tệ nạn

ANTĐ - Nghiện ma tuý và các chất gây nghiện được coi là căn bệnh, gồm 3 nguyên nhân: sinh học, tâm lý học và xã hội học.

Nhìn nhận việc nghiện ma tuý dưới góc độ khoa học

Để điều trị được căn bệnh ma tuý, thuốc do các nhà khoa học nghiên cứu ra, dù có nguồn gốc từ hoá dược hay dược liệu, phải đáp ứng được các yêu cầu: Ngoài tính an toàn thuốc phải có tác dụng hỗ trợ cắt cơn êm dịu để giúp người nghiện dễ dàng vuợt qua các triệu chứng của Hội chứng cai đặc biệt triệu chứng dị cảm (dòi bò), thuốc còn loại bỏ nguyên nhân sinh học và tâm lý học. Còn nguyên nhân xã hội học phụ thuộc váo ý chí của nguời bệnh, sự giúp đỡ của gia đình và xã hội, sự giảm nguồn cung của ma túy. 

 Nghiện ma tuý là căn bệnh đặc thù, khác với bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm vi rút, những tổn thương do nghiện ma tuý gây nên không gây chết người trực tiếp nếu không bị lây nhiễm HIV…, nhưng hậu quả của căn bệnh sẽ để lại cho gia đình và xã hội một thế hệ thanh, thiếu  niên: Rối loạn về tâm thần không huớng thiện chỉ thích ăn chơi, hưởng thụ, tính cách thay đổi, nói dối... giảm trí nhớ và giảm hay mất khả năng tình dục. 

Chính những rối loạn này đã làm cho chúng ta một thời gian dài hiểu lầm nghiện ma tuý là một tệ nạn xã hội. Cùng với sự thiếu thông tin khoa học đầy đủ về căn bệnh nghiện ma tuý, sự chậm trễ của các nhà khoa học chưa nghiên cứu  ra một loại thuốc đặc hiệu, các thuốc đang lưu hành trên thị trường hiện nay chỉ dừng lại ở mức độ hỗ trợ cắt cơn hoặc thay thế nghiện bằng Methadone. 

TS. BS Nguyễn Phú Kiều chụp ảnh lưu niệm với một số bệnh nhân cai nghiện thành công bằng Cedemex theo đề án của Thái Nguyên từ 2010 - 2012 

 Vì vậy nguời bệnh nghiện ma túy đã cố gắng đi cai tại các Trung tâm nhiều lần hay cai tại gia đình nhưng vẫn sử dụng ma tuý ngay, vì xét trên phương diện khoa học họ vẫn là người nghiện, vần còn thèm ma tuý và lệ thuộc tâm lý. Điều này đã làm giảm niềm tin cho các nhà quản lý, nhà khoa học, người thân và ngay cả chính người bệnh cũng cho rằng căn bệnh này không thể điều trị được ?

 

Nghiện ma tuý và các chất gây nghiện là căn bệnh đặc thù, trên cả hai phương diện nguyên nhân gây bệnh và các rối loạn chức năng do nghiện ma tuý gây nên. Vì lợi nhuận mà họ có thể dùng nhiều cách để lôi kéo nhiều người nghiện, các rối loạn chức năng do nghiện ma tuý gây nên làm cho người thân và cộng đồng xa lánh, không được cảm thông, thăm hỏi  như những người mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus. 

Nhưng xét trên phương diện khoa học, nghiện ma tuý vẫn có thể điều trị thành công, với điều kiện cần và đủ là phải phối hợp đồng bộ 3 yếu tố: 

+Thuốc đặc hiệu: Đáp ứng yêu cầu tính an toàn và hiệu lực điều trị.

+ Người bệnh phải có mong muốn và quyết tâm chữa bệnh

+Phải có sự phối hợp giúp đỡ của gia đình, xã hội trong quá trình điều trị và sau điều trị. 

 Ngoài ra chúng ta phải phục hồi các rối loạn chức năng do nghiện ma tuý gây nên cho người bệnh, có như vậy chúng ta mới trao trả cho gia đình một người bình thường về tâm sinh và bệnh lý, để từ đó cùng với ý chí của người bệnh phối hợp với sự giúp đỡ của gia đình và xã hội như tạo công việc làm… chúng ta mới hy vọng giảm được tỷ lệ tái nghiện.

Cedemex đáp ứng yêu cầu gì trong việc phòng chống căn bệnh nghiện ma tuý hiện nay?

Từ kết quả nghiên cứu cơ chế tác dụng của Cedemex trong cai nghiện ma túy trên thực nghiệm tại Trung quốc theo Nghị định thư khoá V giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 2004-2007, các nhà khoa học Trung Quốc khẳng định: “Kết quả nghiên cứu cơ chế cai nghiện ở mức phân tử cho thấy Cedemex ức chế phản ứng cai nghiện thông qua việc điều tiết hàm lượng cAMP, cGMP trong não chuột cống cai nghiện morphine. Do khả năng điều tiết được hàm lượng cAMP và cGMP của Cedemex có thể là một cơ chế ở mức độ phân tử quan trọng trong việc bình ổn các triệu chứng của Hội chứng cai và hỗ trợ điều trị căn bệnh nghiện ma túy một cách hiệu quả. Thuốc Cedemex của Việt Nam ngoài tính an toàn, hỗ trợ cắt cơn êm dịu, còn có khả năng bình ổn nguyên nhân sinh học là thèm đói ma tuý và đề kháng tính lệ thuộc tinh thần để bình ổn nguyên nhân nghiện tâm lý, góp phần chống tái nghiện…”.

Sau 02 năm triển khai thực hiện Đề án tại Thái Nguyên (2010-2012), kết quả khảo sát, kiểm tra đánh giá 41/46 người, số người chưa sử dụng lại ma tuý: Tính đến tháng 4/2013 sau 34 tháng hòa nhập tại cộng đồng có 12/42 người, bằng 28,57%. Chưa tái nghiện (theo báo cáo của Sở LĐTB &XH tỉnh Thái Nguyên).

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu cơ chế của Cedemex tại Trung Quốc và kết quả ứng dụng trên lâm sàng tại Thái Nguyên, bước đầu đã cho thấy Cedemex có thể đáp ứng yêu cầu của một thuốc cai nghiện ma túy nhóm opiates, kết quả này đã hé mở ra cho chúng ta một hy vọng mới để nghiên cứu toàn diện về khoa học và thực tiễn của Cedemex trong hỗ trợ điều trị nghiện ma túy nhóm opiates, để sớm đưa ra một phác đồ hoàn chỉnh trong việc phòng và điều trị căn bệnh nghiện ma túy có hiệu quả.

 Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại công văn số 2555/VPCP-KGVX ngày 1/4/2013 của Văn phòng Chính phủ, Viện Nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo mong muốn các cơ quan chức năng nhà nước và các tổ chức khoa học trong và ngoài nước giúp đỡ, phối hợp sớm tổ chức đánh giá toàn diện về hiệu lực hỗ trợ điều trị và khả năng chống tái nghiện của Cedemex trên quy mô lớn, để sớm có thể đưa Cedemex vào đề án đổi mới công tác cai nghiện, góp phần tích cực vào việc phòng chống căn bệnh nghiện ma túy đang là vấn đề nan giải ở Việt Nam và trên thế giới.