- Công nghiệp phụ trợ đường sắt đô thị: Đã đến lúc Hà Nội cần có chiến lược riêng
- Tổ hợp ga đầu mối Ngọc Hồi được kết nối ra sao với đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam?
- Quy hoạch đường sắt đô thị Thủ đô sẽ có 14 tuyến với gần 600km
Theo chương trình, Quốc hội sẽ khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ chín vào ngày 12/2 tới. Để bảo đảm tiến độ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp bất thường này, Phó Thủ tướng nhấn mạnh tiến độ thực hiện là rất gấp.
Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý với ý kiến của Bộ GTVT, Bộ Tư pháp về việc báo cáo Quốc hội cho phép xây dựng Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội thông qua theo quy trình 1 kỳ họp.
Phó Thủ tướng giao UBND TP Hà Nội và UBND TP.HCM tiếp thu đầy đủ ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, khẩn trương rà soát các cơ chế chính sách, bổ sung đầy đủ các chính sách nhằm phát huy hiệu quả trong quá trình đầu tư, khai thác các tuyến đường sắt đô thị.
Hà Nội và TP.HCM đều kiến nghị cơ chế đặc thù để đẩy nhanh hệ thống đường sắt đô thị |
Trong đó, lưu ý cần phân cấp, phân quyền cho hai thành phố chủ động tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả; rút ngắn trình tự, thủ tục chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ thi công xây lắp; phát triển không gian ngầm, khai thác hiệu quả quỹ đất xung quanh ga, huy động nguồn vốn, phát triển theo mô hình TOD…
Bộ GTVT trương chủ trì, phối hợp với UBND TP Hà Nội, UBND TP.HCM khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết và đồng thời rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ liên quan để Bộ GTVT hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết, trình Chính phủ trong ngày 25/1.