Nghề oái oăm nhất trong lịch sử

(ANTĐ) - Thời mà điện và ngành công nghiệp chưa xuất hiện, loài người đã từng tồn tại những nghề rất kỳ quái. Hãy điểm mặt những nghề oái oăm hiện đã bị “tuyệt chủng” này.

Anh hề

Trong các triều đình thời trung cổ, người chuyên làm trò mua vui cho nhà vua đảm nhận công việc vừa sợ, lại vừa được tán thưởng. Tưởng như “nghề” này biến mất hàng trăm năm thì gần đây năm 1999, vương quốc Tonga chính thức bổ nhiệm một anh hề. Không hiểu thế nào mà ông này sau đó trở thành cố vấn tài chính của chính phủ nhưng rồi có liên quan đến một vụ bê bối tài chính lớn.

Người gom rác

Thủ đô London Anh thế kỷ 19 có một số người chuyên dọn sạch cống. Những người này được coi là làm một nghề hèn kém, không mấy hàng xóm qua lại. Tương tự, quanh bờ sông Thames còn có những người thường cứ mỗi buổi sáng, thủy triều đã rút dạo quanh tìm những món đồ nhỏ có giá trị để bán. Chuyện họ vớ phải xác chết cũng là bình thường.

Gõ cửa

Đánh thức người khác là nghề phổ biến ở Anh và Ireland thời kỳ trước Cách mạng công nghiệp, khi mà đồng hồ báo thức là món hàng xa xỉ. Những người này thường dùng một cây gậy dài để có thể gõ vào cửa sổ ở tầng cao hơn và không rời đi cho đến khi biết rõ khách hàng đã tỉnh. Công việc này mỗi tuần được trả vài xu nhưng nhiều người thắc mắc ai đánh thức họ dậy sớm vậy?

Thầy lang cóc

Cho đến cuối thế kỷ 19, đây là những thầy lang phổ biến ở miền tây nước Anh. Họ chuyên chữa bệnh tràng nhạc (mọc hạch sau cổ, gáy) bằng cách đặt một con cóc sống, hoặc chân cóc vào túi vải và treo quanh cổ của người bệnh. Chữa bệnh theo kiểu phù phép nhưng các thầy lang rất đắt hàng.

Trông chó

Ở một số vùng của châu Âu thế kỷ 16 đến 19, chó không thể đi cùng với chủ vào nhà thờ. Vì thế, các gia đình có thể bỏ tiền nhờ người trông nom bên ngoài. Nhiều nhà thờ hiện vẫn còn các sổ sách ghi lại hồ sơ thanh toán kiểu này vài trăm năm trước.

Đào trộm xác để bán

Tại Anh, tội đánh cắp thi thể chỉ bị phạt nhẹ nên tạo ra một ngành công nghiệp cung cấp xác chết cho các trường y nở rộ ở châu Âu. Thời điểm năm 1827 - 1828, một số tay đào trộm xác chết nổi tiếng như Edinburgh Burke và Hare thay đổi chiến thuật, từ cướp mộ đến giết người vì người vừa chết được thưởng hậu hĩnh hơn. Theo một đạo luật năm 1832, xác vô thừa nhận hoặc có sự đồng ý của người thân có thể hiến tặng cho nghiên cứu giải phẫu, chấm dứt ngành kinh doanh kinh hoàng đó.

Thợ hồ vải

Hồ vải là công đoạn loại bỏ dầu, bụi bẩn và các tạp chất cho vải sạch và làm cho nó dày hơn. Thời La Mã, công việc này thường giao cho các nô lệ, họ phải đứng trong bồn chứa nước tiểu sấp đến mắt cá chân vì nước tiểu được cho là hỗ trợ làm sạch và làm trắng vài rất tốt.

Người đóng thế

Không như người ta tưởng, những cậu bé đóng thế 15-18 ở châu Âu là người phải chịu đòn khi Hoàng tử học hành chểnh mảng hay phạm lỗi. Nhà vua hiếm khi trừng phạt con trai mình trong khi thầy giáo của Hoàng tử cũng bó tay. Vì thế, nếu nhìn thấy bạn mình (người đóng thế) bị đánh, đảm bảo các hoàng tử sẽ không tái phạm.

Văn phòng bài tiết

Là tôi tớ trong gia đình quý tộc Hoàng gia Anh thế kỷ 15-16 nhưng những người ở văn phòng đặc biệt này có nhiệm vụ làm sạch hậu môn của vua sau khi đại tiện. Phải là con trai dòng dõi quý tộc mới có được “chân” này bởi được trực tiếp chăm sóc nhà vua. Những người này cũng có vị trí cao trong xã hội.