Ngày chiến thắng phát xít ở nước Nga - Cầu nối giữa các thế hệ

(ANTĐ) - Ngày 9-5, khoảng 8,6 triệu người đã tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít trên 4.000 thành phố, thị trấn khắp đất nước Nga. Cùng với lễ diễu binh hoành tráng trên Quảng trường Đỏ, nước Nga cũng đã dành một phút mặc niệm cho những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945. Và đêm 9-5, thành phố Matxcơva cùng nhiều thành phố khác tưng bừng trong loạt pháo hoa mừng chiến thắng.

Ngày chiến thắng phát xít ở nước Nga - Cầu nối giữa các thế hệ

(ANTĐ) - Ngày 9-5, khoảng 8,6 triệu người đã tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít trên 4.000 thành phố, thị trấn khắp đất nước Nga. Cùng với lễ diễu binh hoành tráng trên Quảng trường Đỏ, nước Nga cũng đã dành một phút mặc niệm cho những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945. Và đêm 9-5, thành phố Matxcơva cùng nhiều thành phố khác tưng bừng trong loạt pháo hoa mừng chiến thắng.

Nhân dân Liên Xô đã cứu châu Âu khỏi họa diệt chủng
Nhân dân Liên Xô đã cứu châu Âu khỏi họa diệt chủng

Tserulyov, một cựu chiến binh thời Thế chiến II được lái con tàu mang tên Chiến thắng chở 200 quân nhân từ ga Kievsky tới Poklonnaya Gora nhân dịp này. Người lính già của quân đội Xô Viết năm nay 80 tuổi là một chiến sỹ trong những đội quân Đồng Minh đầu tiên tiến vào Berlin. “Đoàn tàu làm cho tôi luôn nhớ lại khoảnh khắc tiến vào Berlin. Nhưng ngày này không chỉ có ý nghĩa đối với tôi, nó mang lại ý nghĩa cho cả nhân loại: Chủ nghĩa phát xít không thể thắng thế”.

Kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít năm nay, người ta còn thấy hình ảnh chiếc ruy-băng St. George trên các nẻo đường, trên áo của các cựu chiến binh, trong tay người, trên túi xách, thậm chí trên chiếc ăngten ôtô. Ruy -băng sọc đen và da cam này rất dễ nhận ra vì nó tượng trưng cho sự dũng cảm của quân đội Nga, cũng là biểu tượng cho Ngày Chiến thắng 9-5. Các sinh viên tình nguyện đã hăng hái phát ruy-băng tại 10 địa điểm quanh Matxcơva từ ngày 24-4 đến 12-5. Một thành viên tổ chức chiến dịch này cho biết: “Khi tôi hỏi một số bạn trẻ tại sao họ lại đeo dải ruy- băng đó, có người nói chỉ vì muốn giống những người khác; nhưng cũng có người bảo muốn tỏ lòng biết ơn đối với các cựu chiến binh, vì những gì họ đã làm cho chúng ta hôm nay, và họ mang lại cả sự sống nữa. Đó thực sự là những lời nói chân thành mà tôi thực sự muốn chiến dịch này sẽ trở thành truyền thống của nước Nga”.

Đoàn tàu Chiến thắng này chỉ là một trong hàng chục sự kiện thu hút hàng trăm nghìn người dân Matxcơva tập trung trên đường phố, quảng trường và công viên trong ngày 9-5. Nhịp trống hành quân và những bài ca Xô Viết hào hùng lại vang lên trên ga Kievsky khi đoàn tàu chuyển bánh. Con tàu của thời hiện đại gắn với thời chiến tranh khi dùng động cơ chạy bằng than. Trên đoàn tàu này là những cựu chiến binh mặc quân phục đính đầy huân chương, nét mặt hân hoan nhìn người qua lại. “Bạn biết đấy, ngày này cũng là để tỏ lòng kính trọng những thế hệ trước”, kỹ sư trưởng đoàn tàu Igor Balashyol tâm sự. “Qua những con tàu kỳ diệu này, thế hệ trẻ có thể nhận ra món quà của tự do mà cha anh đã để lại”.

Tại công viên Pobedy gần đó, hàng chục nghìn người tập trung để nghe buổi hòa nhạc cổ điển và  xem pháo hoa. Trong cảnh tượng tương tự tại Công viên Gorky, một người mẹ trẻ nói với con chị rằng “các ông bà tóc bạc mặc quân phục đeo huân chương kia chính là những người đã dũng cảm đấu tranh cho tất cả chúng ta”. Cụ Mikhail Podgorny, 90 tuổi, cựu thủy thủ lại trở thành “sao” giữa công viên hôm ấy vì vừa được một cô gái trẻ tặng bông hoa cẩm chướng đỏ thắm, 5 thiếu niên khác tiến đến ôm hôn cụ và nói: “Cảm ơn cụ. Chúng cháu rất tự hào về cụ”. Trong niềm vui ấy, cụ Dmitry Bondarev, 80 tuổi đầu quân lúc 17 tuổi chợt lặng đi một lúc bởi lễ kỷ niệm chiến thắng trong Công viên Gorky này của đơn vị ông ban đầu có 150 người Matxcơva nhưng giờ chỉ 38 người còn sống.

Hải Yến

(Theo Moscow Times/Itar Tass)