- Chiến sự Nga - Ukraine: Kiev lâm nguy, đạn pháo đã rót vào Quảng trường Maidan
- Nga đánh tới Kiev, tái hiện “Chiến tranh 5 ngày” với Gruzia năm 2008?
- Ukraine lâm nguy: Nga tung 200 trực thăng, nhảy dù chiếm sân bay Antonov, đổ quân đánh Kiev
Chiến sự Nga-Ukraine đã bước sang ngày thứ 4, đang diễn ra dữ dội ở phía bắc, phía nam và phía đông Ukraine.
Ở phía bắc, mũi tấn công của quân Nga từ Belarus xuống đã hợp vây thủ đô Kiev của Ukraine và bắt đầu tấn công vào nội đô.
Giới truyền thông đưa tin, quân Nga đã cử một lực lượng vây thành phố Chernihiv, trong khi tiếp tục thọc sâu đánh chiếm hàng loạt sân bay quanh thủ đô Kiev để lập cầu không vận tăng viện binh lực, trong khi các nhân chứng cho biết, đạn pháo đã rơi xuống Quảng trường Maidan.
Ở phía nam, quân Nga đã chiếm hàng loạt thành phố ven Biển Đen như Kherson, Melitopol, Mariupol và Đảo Rắn (Zmeiny Island) ở Biển Đen.
Ở phía đông, quân Nga đang tấn công thành phố Kharkiv (Kharkov), trong khi lực lượng ly khai đánh lấn sang phía tây hàng chục km, mở rộng thêm vùng kiểm soát của mình.
Trong bối cảnh cuộc chiến giữa Nga với Ukraine đang diễn ra hết sức khốc liệt, một nghịch lý đã xảy ra là các ứng dụng cho việc vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ Ukraine vẫn đạt mức tối đa.
Chiến sự Nga - Ukraine nhưng dòng khí đốt Nga qua Ukraine vẫn không bị gián đoạn |
Theo dữ liệu từ các nhà điều hành Hệ thống Vận tải Khí đốt Ukraine (GTS), các đơn đăng ký của châu Âu đối với việc vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ Ukraine vẫn ở mức tối đa, trong khi Gazprom của Nga hạn chế đăng ký khả năng vận chuyển khí đốt của đường ống Yamal-Europe.
Theo công ty Điều hành GTS của Ukraine, các đơn xin bơm khí đốt từ Nga lên tới 109,5 triệu mét khối vào ngày 25/2, đạt mức cao nhất vào năm 2022.
Vào ngày 26/2, các đơn đăng ký lên tới 108,1 triệu mét khối. Các số liệu cho thấy khối lượng cung cấp tối đa trong khuôn khổ nghĩa vụ hợp đồng của công ty, là 109 triệu mét khối.
Quá trình vận chuyển khí đốt của Nga đã gia tăng kể từ hôm 21/2 – cũng là ngày Nga tuyên bố công nhận nền độc lập của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng (LPR), khi nó mới đang ở mức khoảng 50 triệu mét khối.
Các chuyên gia cho rằng, sự gia tăng nguồn cung qua Ukraine có thể là do sự lo lắng của người mua châu Âu trong bối cảnh rủi ro chính trị giữa Nga với Ukraine và Liên minh châu Âu gia tăng, cũng như mong muốn mua trước khí đốt để sử dụng trong tương lai.
Trong khi đó, Công ty Nga Gazprom vẫn chưa xác nhận công suất của đường ống dẫn khí đốt Yamal-châu Âu (qua lãnh thổ Belarus) là tăng hay giảm.
Theo nhà điều hành khí đốt của Đức Gascade, Gazprom đã đặt trước một phần công suất của mình trong khoảng thời gian từ 14h00 GMT ngày 25/2 đến 05h00 GMT ngày 26/2. Việc giao hàng ngược lại dừng lúc 14h00 GMT, trong khi nguồn cung cấp trực tiếp bắt đầu lúc 21h00 GMT và tiếp tục cho đến 05h00 GMT.