- Nga phóng tên lửa Iskander-M tiêu diệt mục tiêu cách 300km
- Tên lửa Iskander của Nga nguy hiểm cỡ nào?
- Cận cảnh tên lửa Iskander-M xé tan mục tiêu cách xa 200km
Nga triển khai tên lửa Iskander tối tân đến giữa châu Âu
Theo nguồn tin quốc phòng Nga, vùng lãnh thổ Kaliningrad – trên biển Baltic giữa Ba Lan và Lithuania – sẽ là nơi Nga triển khai các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Iskander.
Crimea, được sáp nhập vào Nga từ Ukraine vào năm 2014, cũng có thể là căn cứ thứ hai để triển khai loại tên lửa này.
Theo ông Mikhail Barabanov, chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST), việc triển khai Iskander tại vùng Kaliningrad chắc chắn sẽ được thực hiện và hoàn thành trước khi kết thúc năm 2019.
Tên lửa Iskander
Nga thường xuyên bị cáo buộc "thôn tính" Crimea, xâm lược ở Đông Âu và vùng Baltic. Các nhà lãnh đạo của Lithuania, Latvia và Estonia đã nhiều lần bày tỏ quan ngại rằng, Nga đang chuẩn bị một cuộc tấn công trên biển Baltic và tăng cường khả năng quân sự của mình để chống lại các mối đe dọa.
Triển khai tên lửa Iskander là động thái mới nhất nhằm hiện thực hóa tuyên bố Nga sẽ đáp trả việc Mỹ kích hoạt lá chắn tên lửa tại Romania hồi tháng trước, và lá chắn tên lửa thứ hai sẽ được triển khai ở Ba Lan vào năm 2018.
Việc triển khai tên lửa Iskander của Moscow sẽ khiến mối quan hệ giữa Nga và phương Tây vốn đã căng thẳng, lại càng thêm bế tắc, đẩy các quốc gia thành viên NATO láng giềng với Nga là Ba Lan, Litva và Estonia vào "vùng nguy hiểm".
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander được Nga cho là có đủ sức xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ của Mỹ và phương Tây. Loại tên lửa này có thể mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân, và có tầm bắn 500 km. Như vậy, tên lửa Iskander có thể bắn trúng mục tiêu xa xôi như Đông Đức, toàn bộ khu vực Baltic và Ba Lan.