- Sự thực 'Iran thử vũ khí hạt nhân gây ra động đất'
- Lật lại chuyện Mỹ từng lên kế hoạch thử bom hạt nhân trên Mặt trăng
- Mỹ phóng thử tên lửa hạt nhân xuyên lục địa Minuteman III trong hai ngày liên tiếp
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov |
Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn TASS hôm 30-11, khi được hỏi liệu Nga có xem xét lựa chọn này như một phản ứng trước các hành động leo thang của Mỹ hay không, ông Ryabkov trả lời: “Vấn đề này đang được đưa vào chương trình nghị sự”.
“Không cần phải nói quá, tôi chỉ muốn nói rằng tình hình khá phức tạp. Nó liên tục được xem xét trong mọi yếu tố và khía cạnh”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói.
Mặc dù là một cường quốc hạt nhân lớn, nhưng nước Nga hiện đại chưa bao giờ tiến hành một cuộc thử hạt nhân. Lần gần đây nhất được Liên Xô (cũ) tiến hành vào năm 1990 trước khi tan rã.
Trong khi đó, từ năm 1992, Mỹ - đối thủ hạt nhân chính của Nga, đã ban hành lệnh cấm thực hiện các vụ thử nổ hạt nhân. Tuy nhiên, các chính quyền kế tiếp của nước này không ngừng tiến hành những cuộc thử hạt nhân cận tới hạn. Cơ quan quản lý an ninh hạt nhân quốc gia (NNSA) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ cho biết, các cuộc thử nghiệm cận tới hạn được tiến hành để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của đầu đạn hạt nhân.
Bình luận của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov được đưa ra sau khi Mỹ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ sản xuất để thực hiện các cuộc tấn công sâu vào trong lãnh thổ Nga, bất chấp cảnh báo của Matxcơva rằng điều này sẽ dẫn đến leo thang xung đột lớn. Sau khi Kiev tiến hành một số cuộc tấn công, Nga đã trả đũa bằng cách phóng tên lửa tầm trung siêu vượt âm Oreshnik đời mới vào cơ sở quốc phòng của Ukraine.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19-11-2024 đã phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi. Theo học thuyết, bất kỳ cuộc tấn công nào của một cường quốc phi hạt nhân được hỗ trợ bởi một cường quốc hạt nhân sẽ bị coi là cuộc tấn công chung. Bất kỳ cuộc tấn công nào của một thành viên trong khối quân sự cũng sẽ bị coi là cuộc tấn công của toàn bộ liên minh.
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết, việc sửa đổi học thuyết là cần thiết để phù hợp với bối cảnh chính trị hiện tại.