Nga khôi phục "sát thủ tàu sân bay" titanium

ANTĐ - Bộ quốc phòng Nga và nhà máy đóng tàu Zvyozdochka (Little Star) tại Severodvinsk đã ký kết một hợp đồng tu sửa và nâng cấp các tàu ngầm nguyên tử thuộc Hạm đội Phương Bắc “Carp” và “Kostroma” Project 945 (mã “Barracuda”) được đóng vào những năm 1970 và 1980 và đã được giải nhiệm từ lâu. 
Tuy nhiên, bất chấp “tuổi cao”, hai tàu ngầm này được làm từ vật liệu titanium rất đắt tiền nên xét về một số tính năng vẫn còn ưu việt hơn các đối thủ nước ngoài nhiều.

Các chuyên gia đóng tàu cho biết phần thân hai tàu ngầm titanium này đã trải qua nhiều năm mà vẫn không bị ăn mòn. Kim loại đắt tiền này có khả năng chống gỉ và ăn mòn rất tốt. Tuy nhiên, họ sẽ phải thay thế gần như toàn bộ nội thất bên trong.

Trước đây, hai tàu ngầm này từng được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”, nhiệm vụ chính của chúng là giám sát các tàu ngầm chiến lược và các đơn vị chiến đấu với tàu sân bay, đảm bảo khả năng tiêu tiêu diệt đối phương ngay từ phút đầu giao trận.

Nga khôi phục "sát thủ tàu sân bay" titanium ảnh 1
Sát thủ tàu sân bay Kostroma sẽ được khôi phục để hoạt động trong lực lượng hải quân Nga


Theo báo chí nước này, nhiều người hi vọng tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm thuộc Dự án 945 “Barracuda” và 945A “Condor” với lớp vỏ titanium sau khi được nâng cấp, xét về những đặc tính kỹ thuật sẽ có thể so sánh với tàu ngầm dự án 885 “Yasen-M”, là tàu ngầm được trang bị công nghệ mới nhất của Nga.

Trước đây các thủy thủ lo rằng các tàu ngầm titanium sẽ “nuốt sống” những chiếc cầu nổi làm bằng thép thường. Việc kết hợp titanium-sắt là khá nguy hiểm vì sắt sẽ nhanh chóng bị ăn mòn và xuống cấp do ảnh hưởng của titanium. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm được môt phương pháp, đó là vỏ của hai tàu ngầm titanium này khi không ở dưới nước sẽ được phủ một lớp bảo vệ đặc biệt theo dạng các cấu trúc được hàn bằng sắt mà titanium đang “ăn”, không làm ảnh hưởng đến các cầu nổi.

Cho đến nay, Nga mới chỉ tận dụng một tàu ngầm nguyên tử cơ vỏ bằng titanium có codename là “Gold Fissh” thuộc Dự án 661, tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp này, được đóng vào những năm 1960. Đây là tàu ngầm có tốc độ nhanh nhất qua các thử nghiệm cho tốc độ tối đa khi nổi là 42 knot/h. Kỷ lục này đến nay vẫn chưa bị phá vỡ. Và cũng chưa có ai trong số các công trình sư hay vị đô đốc có thể lý giải được một cách thuyết phục với giới lãnh đạo nước này là tại sao tàu ngầm “Gold Fish” lại có thể chạy nhanh như vậy. Các nhà chức trách thấy hoảng sợ trước giá thành đóng con tàu lên tới 222 triệu rúp. Do giá thành quá cao nên nó đã không được sản xuất hàng loạt.

Khi chạy với tốc độ tối đa dưới mặt nước, nó gây ồn ào đến nỗi có thể dễ dàng nghe được từ phía bên kia đại dương. Năm 2010 nó được đưa về Severodvinsk để "xẻ thịt", nhưng chi phí cho việc phá dỡ quá cao vì titanium không phải là vật liệu dễ cắt.

Nga hiện có 4 tàu ngầm nguyên tử titanium (không tính các tàu ngầm hạt nhân nhỏ hoạt động cho mục đích nghiên cứu) gồm hai chiếc K-239 "Carp" và K-276 "Kostroma" thuộc Dự án 945- Barracuda, hai chiếc được nâng cấp K-336 "Pskov" và K-534 "Nizhny Novgorod” thuộc Dự án 945A- Condor. Vào năm 1989, chiếc tàu ngầm titanium duy nhất “Komsomolets” bị bắn chìm sâu xuống dưới biển hơn 1km.

Trong quá trình đóng hai tàu ngầm thuộc dự án “Barracuda” và những cải tiến tại Gorky (nay là Zizhny Novgorod), những sai lầm trong thiết kế đóng tàu “Gold Fish” đã được chú ý quan tâm. Bất chấp giá thành cao, Liên Xô vẫn quyết định sẽ dùng titanium để sản xuất vì họ tin rằng giá trị sử dụng của nó sẽ bền hơn rất nhiều so với vật liệu thông thường.

Tàu phá băng đầu tiên “Carp”, rồi đến “Kostroma” sẽ lần lượt được sửa chữa tại Severodvinsk và sau đó sẽ được tái biên chế cho Hải quân sử dụng. Ở giai đoạn kết thúc hợp đồng với tàu ngầm thứ hai thì một bản hợp đồng sửa chữa và nâng cấp hai tàu ngầm hạt nhân titanium khác sẽ được ký kết, đó là hai tàu “Pskov” và “New Yorrk” hiện vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn khỏi Hải quân Nga.

Theo các nhà kinh tế học, việc sửa chữa và nâng cấp các tàu ngầm titanium sẽ tiết kiệm gấp đôi thời gian so với việc phải đóng những con tàu mới, đồng nghĩa với chi phí sẽ được giảm đi đáng kể. Trong thời điểm hiện tại, quyết định như vậy không thể nói đây do Bộ quốc phòng quá tiết kiệm mà xét về đặc tính thì tàu ngầm của thuộc lớp này của Nga vẫn còn tốt chán so với các tàu ngầm của NATO. Chất lượng của bất cứ tàu ngầm nào hiện nay đều phụ thuộc vào nhà đóng tàu, các trang bị kỹ thuật quân sự và vũ khí. Một cuộc đụng độ giữa hai tàu ngầm lớp Kostroma của Liên Xô và Los Angeles của Mỹ năm 1992 tại biển Barents đã cho thấy điều đó khi Kostroma chỉ bị “xây xát” nhẹ còn Los Angeles thì bị chìm nghỉm.