Năm Bính Thân, phượt bằng xe máy 'khỉ'

ANTĐ - Honda Monkey dịch trần trụi ra là xe máy khỉ, sở dĩ chiếc xe có tên gọi này vì khi điều khiển, tư thế của người cầm lái rất giống...một con khỉ.

Năm Bính Thân, phượt bằng xe máy 'khỉ' ảnh 1

Một câu lạc bộ Honda Monkey mở rộng

Vào đầu những năm 1960, Honda muốn giới thiệu một loại xe dành cho thanh thiếu niên Nhật Bản mới tập đi xe. Vì vậy, Honda đã lựa chọn động cơ của xe Cub và đặt trong hình dáng một viên đạn với bộ khung gầm rất nhỏ.

Mẫu xe tiền thân có tên Z100 và chỉ dùng ở công viên, sau đó Honda đã phát triển thành các dòng CZ100 để sử dụng trên đường giao thông công cộng, và đưa mẫu CZ100 bắt đầu xuất khẩu năm 1963 sang cả Châu Âu. Sau này, 2 mẫu xe phổ biến được phát triển từ CZ100 gồm có Monkey và Gorilla. Năm 1967, CZ100 được thay thế bởi Z50M với ghế ngồi cao hơn cùng động cơ 49cc OHC. Z50M chỉ kéo dài chừng 2 năm và đã được thay thế trong năm 1969 bởi mẫu Z50A với bánh xe 8 inch (bánh cũ là 5 inch).

Cách điều khiển xe không hề khác những xe cùng thời như chiếc Honda 67, tức là dùng côn tay, có điều Monkey chỉ dành cho một người lái và trông không khác nào bạn đang tranh xe đồ chơi của trẻ con.

Năm Bính Thân, phượt bằng xe máy 'khỉ' ảnh 2

Chiếc xe "khỉ" độ lạ mắt của Trần Bảo Nam- cựu sinh viên Học viện Kỹ thuật quân sự

Tất nhiên, nhà sản xuất phải có lý do khi ra mắt chiếc xe dành cho cả người lớn lẫn trẻ con như vậy. Mục đích là đem lại sự tiện ích tối ưu cho người sử dụng xe ôtô: chỉ việc nhấc xe bỏ vào cốp sau là bạn có thể ung dung di chuyển ở cự ly ngắn khi phải đỗ xe xa, tương tự các loại xe đạp gấp ngày nay. Ngoài mục đích này thì các gia đình ở Mỹ và châu Âu cũng dùng xe Monkey như một phương tiện để dạy con em mình làm quen dần với những chiếc mô tô về sau.

Vì vậy, yếu tố an toàn được đặt lên trên hết  và cuối cùng đã hình thành một mẫu xe “siêu” mini với chiều cao chỉ hơn nửa mét (574mm), chiều dài chưa đến 1 mét (894mm) và trọng lượng 49,5kg. Đi kèm kích thước nhỏ bé là động cơ 50cc OHC có tỷ số nén 10:1, làm mát bằng gió cưỡng bức, khởi động bằng cần đạp nổ và hộp số 4 cấp. Công suất của xe đạt ngưỡng 3 mã lực tại vòng tua máy 7.500 v/p, mô-men xoắn là 3Nm tại 6000 v/p.

Không giống cái nhìn về một chiếc xe đồ chơi, máy Monkey khá nhạy chỉ với một cú đạp là nổ. Nhả côn, bắt ly hợp, xe chạy khá bốc. Tuy nhiên, vì vị trí ngồi phải cong lưng và co chân, nếu không quen bạn sẽ khó lòng vào cua “ngọt” như các loại xe thông thường, bù lại khoảng cách gần với mặt đất nên bất kỳ sự cố mất thăng bằng nào cũng có thể dễ dàng được hóa giải… bằng chân.

Chiếc Monkey được dân chơi Việt mê mẩn và săn lùng nhiều nhất là mẫu Model Z50R được sản xuất từ năm 1992, cho đến năm 2009 thì Honda ra mắt phiên bản Z50 thế hệ mới nhân dịp kỷ niệm 40 năm tồn tại dòng xe này. Giá bán của phiên bản mới khá đắt, khoảng 3.490 USD với một vài thay đổi nhỏ về hình dáng bình xăng và các phụ kiện…

Chùm ảnh về xe Honda Monkey:

Năm Bính Thân, phượt bằng xe máy 'khỉ' ảnh 3Đây là phiên bản 2014 của Honda Monkey có tên gọi Kumamon, chú gấu biểu tượng của tỉnh Kumamoto, nơi Honda có nhà máy sản xuất. Giá xe là 3.300 USD. Mục tiêu doanh số nội địa là 500 xe mỗi năm.
Năm Bính Thân, phượt bằng xe máy 'khỉ' ảnh 4Chiếc xe khỉ Model Z50R, được sản xuất từ năm 1992,
Năm Bính Thân, phượt bằng xe máy 'khỉ' ảnh 5Cụm tay lái, đồng hồ trung tâm...
Năm Bính Thân, phượt bằng xe máy 'khỉ' ảnh 6... đèn pha tròn cổ điển...
Năm Bính Thân, phượt bằng xe máy 'khỉ' ảnh 7... và bình xăng lớn
Năm Bính Thân, phượt bằng xe máy 'khỉ' ảnh 8Một chiếc Honda Monkey tại triển lãm xe quốc tế
Năm Bính Thân, phượt bằng xe máy 'khỉ' ảnh 9Đây là hình ảnh lý giải vì sao nó có tên là xe khỉ
Năm Bính Thân, phượt bằng xe máy 'khỉ' ảnh 10
Năm Bính Thân, phượt bằng xe máy 'khỉ' ảnh 11Mạ crôm sáng bóng là một phiên bản rất hay của xe khỉ
Năm Bính Thân, phượt bằng xe máy 'khỉ' ảnh 12

Một chiếc xe khỉ đời mới
Clip: