Mỹ tăng cường sức mạnh cho chiến hạm tác chiến ven bờ

ANTĐ - Hải quân Mỹ đang xem xét tăng cường sức mạnh tấn công cho chiến hạm tác chiến ven bờ LCS-1 và LCS-4, bằng cách nâng cấp và trang bị tên lửa hạm đối hạm OTH.

Mỹ tăng cường sức mạnh cho chiến hạm tác chiến ven bờ ảnh 1
LCS là dòng chiến hạm được thiết kế để tác chiến ven bờ

Rear Adm. Pete Fanta - Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Hải quân Mỹ yêu cầu, trước khi triển khai tàu USS Freedom LCS-1 và USS Coronado LCS-4, cần phải trang bị tên lửa hạm đối hạm OTH cho hai phiên bản này.

Mục tiêu của hải quân Mỹ là sẽ trang bị tên lửa OTH, trước khi triển khai hai phiên bản LSC này vào năm 2016 tại khu vực tây Thái Bình Dương. Được biết, từ khi tháo bỏ tên lửa NLOS năm 2010 cho đến nay, hai chiến hạm này không hề có vũ khí chủ lực. Chính vì thế, buộc Hải quân Mỹ phải trang bị bổ sung hệ thống phóng tên lửa AGM-114 Hellfire.

Nhưng AGM-114 Hellfire chỉ tấn công được các mục tiêu hạng nhẹ, còn vô hại trước các tàu chiến cỡ lớn. Để nâng cao sức mạnh tác chiến cho LCS-1 và LCS-4, buộc Washington phải trang bị cho nó tên lửa OTH.

 

Tàu tác chiến ven bờ LCS-4

Lớp tàu tác chiến ven bờ của Mỹ có hai phiên bản do Lockheed Martin và Austal USA chế tạo.

Phiên bản LCS thứ nhất do hãng Lockheed Martin đóng thuộc lớp Freedom có chiều dài 127,8m và rộng 30m, lượng giãn nước 2.600 tấn. Nó có tính năng tàng hình ưu việt, được thiết kế theo kiểu đóng rời và lắp ghép các modul nhiệm vụ. Lớp tàu này được đánh số lẻ (LSC-1, LSC-3…).

Phiên bản thứ 2 do Austal USA chế tạo thuộc lớp Independence, với chi phí khoảng 400 triệu USD. Tàu USS Coronado có tải trọng 2.790 tấn; dài 127m; rộng 30,5m, mớn nước 4,5m, tốc độ tối đa lên tới 40 hải lý/giờ và được biên chế 40 thủy thủ đoàn.

Với thiết kế 3 thân độc đáo, các tàu tuần tra ven biển lớp Independence có khả năng hoạt động ổn định, bất chấp sóng gió và giông bão. Tàu có thể tác chiến độc lập hoặc tác chiến tác chiến theo đội hình nhóm.