- Mỹ-Hàn Quốc-Nhật Bản đồng thuận gây sức ép với Triều Tiên nhưng tránh phô trương sức mạnh
- Tổng thống Syria sẽ đến thăm Triều Tiên
- Vì sao Triều Tiên thay Bộ trưởng Quốc phòng?
Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Larry Kudlow
Theo ông Larry Kudlow, Tổng thống Donald Trump đã có tầm nhìn thực tế khi hiểu rằng không thể ngay lập tức thay đổi thái độ của Bình Nhưỡng. Ông chủ Nhà Trắng cũng tuyên bố không kỳ vọng nhiều vào cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới mà chỉ cho rằng sự kiện chưa từng có tiền lệ này sẽ là sự khởi đầu của một tiến trình.
Trong thời gian tới, Mỹ có thể nới lỏng trừng phạt Triều Tiên. Tuy nhiên, vào thời điểm này, Washington sẽ vẫn tiếp tục duy trì chính sách siết chặt với Bình Nhưỡng. Ông nhấn mạnh điểm mấu chốt của vấn đề là hai bên sẽ cùng ngồi vào bàn đàm phán. Ông Kudlow cũng khẳng định mục tiêu duy nhất của tiến trình là phi hạt nhân hóa đơn phương và giải trừ vũ khí. Ông cho rằng đây sẽ là một quá trình và đòi hỏi nhiều thời gian cho những cuộc đàm phán sắp tới.
Trong một diễn biến liên quan trước đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, sẽ tiếp tục theo dõi động thái trong cuộc đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên để quyết định có tới Singapore và cùng hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên ra tuyên bố chấm dứt cuộc Chiến tranh Triều Tiên hay không.
Triều Tiên không thể từ bỏ hạt nhân ngay lập tức
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi tiếp Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol tại Washington, Tổng thống Trump đã tuyên bố cuộc gặp thượng đỉnh ngày 12-6 tới với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể khép lại bằng việc chính thức tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Nếu xảy ra, nhiều khả năng ông Moon Jae-in sẽ tham dự sự kiện này.
Chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn thay vì một hiệp ước hòa bình. Do đó, về mặt kỹ thuật, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.