Mỹ giảm lượng tàu tác chiến hạm đội còn 306 chiếc

ANTĐ - Cơ cấu lực lượng 306 tàu tác chiến là yêu cầu lực lượng thấp nhất để đối phó với những thách thức trong tương lai và bảo đảm đi đúng theo phương châm chiến lược quốc phòng Mỹ năm 2012.

Trong một bản báo cáo thường niên năm 2013 gửi tới cơ quan lập pháp tối cao là quốc hội, hải quân Mỹ đã đề đạt yêu cầu điều chỉnh quy mô tổng thể của hạm đội hải quân từ 313 tàu xuống còn 306 tàu. Sự giảm bớt quy mô phản ảnh sự biến đổi yêu cầu tác chiến chứ không phải là kết quả của sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ngân sách hiện hành.

Mục tiêu xây dựng biên chế 313 tàu được xác lập từ năm 2005. Mấy năm gần đây, các quan chức lãnh đạo hải quân Mỹ luôn đưa ra một chỉ số khái quát là “khoảng 313 tàu” mà không đưa ra con số chính xác, điều này đã thể hiện rõ tính chất dễ biến động của nó. Điều chỉnh cơ cấu lực lượng hạm đội lần này xuất phát từ khảo nghiệm khả năng bảo đảm tác chiến tối thiểu của các hạm đội Mỹ ở khắp nới trên thế giới.

Mỗi hạm đội Mỹ sẽ có số lượng tàu tác chiến ven bờ là 52 chiếc

Người phát ngôn của Bộ tư lệnh hải quân Mỹ Courtney Shearson nói: “Cơ cấu lực lượng 306 tàu tác chiến là chỉ khả năng tác chiến tối thiểu của hạm đội hải quân Mỹ, đồng thời cũng là yêu cầu lực lượng thấp nhất để đối phó với những thách thức trong tương lai và bảo đảm đi đúng theo phương châm chiến lược quốc phòng Mỹ năm 2012. Một năm qua, không gian và cường độ tác chiến của hải quân Mỹ lại một lần nữa xác nhận, số lượng tàu tác chiến của hạm đội ít nhất là 306 chiếc”.

Một hạng mục quan trọng trong tinh giảm biên chế hạm đội là thay đổi mục tiêu ban đầu về duy trì lực lượng 55 tàu tác chiến ven bờ đã tồn tại trong một thời gian dài. Số lượng tàu loại này sẽ giảm xuống còn 52 chiếc xuất phát từ yêu cầu bảo đảm hoạt động tác chiến ven bờ của Bộ tư lệnh châu Phi của Mỹ là không cao lắm.

Sự điều chỉnh số lượng tàu tác chiến quan trọng khác là giảm số lượng tác tàu tác chiến mặt nước cỡ lớn như tàu khu trục và tuần dương hạm từ 94 chiếc xuống con 88 chiếc. Vấn đề này chủ yếu có liên quan đến kế hoạch điều 4 tàu khu trục tên lửa đạn đạo từ bờ đông nước Mỹ đến đảo Rota, Tây Ban Nha để thành lập lực lượng tác chiến tiền duyên ở khu vực này. Trước đây hải quân Mỹ luôn cho rằng phải cần tới 10 tàu mới đáp ứng được yêu cầu thay phiên thường trực ở khu vực Địa Trung Hải.

Tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ có năng lực tác chiến rất mạnh

Một đề nghị nữa là loại bỏ yêu cầu về 4 tàu ngầm tên lửa SSGN. Trong báo cáo đã chỉ ra, yêu cầu về 4 chiếc tàu ngầm này đã bị thay thế bởi các tàu ngầm lớp Virginia có năng lực tác chiến mạnh hơn rất nhiều. Ngoài ra, hải quân Mỹ còn yêu cầu tăng cường 1 tàu đo đạc hải dương T-AGOS dùng để “bảo đảm nhiệm vụ tác chiến và đối phó với những ảnh hưởng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Yêu cầu cuối cùng là 2 chi đội tác chiến dự bị sẽ được tăng cường thêm 6 tàu, trong đó có 2 tàu đổ bộ cơ động và 2 tàu chi viện bổ sung thuộc căn cứ hậu cần tiền tuyến.

Tuy nhiên bản báo cáo cũng khẳng định rõ, đây là yêu cầu cơ cấu tàu chiến thấp nhất của một hạm đội để bảo đảm duy trì khả năng chiến đấu, nó không phải là con số bất biến. Có thể 1 vài hạm đội sẽ có số lượng tàu tác chiến cao hơn nhằm duy trì khả năng tác chiến ở những khu vực đặc thù, hơn nữa, cơ cấu lực lượng này có thể sẽ được điều chỉnh theo những yêu cầu nhiệm vụ tác chiến đột ngột phát sinh.