Mỹ chế “Hung thần diệt hạm LRASM” khắc chế “Đông Phong 21” Trung Quốc

ANTĐ - Để đối phó với DF-21- được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay" của Trung Quốc, Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến trực thuộc Lầu Năm Góc (DARPA) đã dành nhiều năm phát triển tên lửa hành trình diệt hạm tầm xa LRASM – hay còn gọi là “hung thần diệt hạm”. 

Mỹ chế “Hung thần diệt hạm LRASM” khắc chế “Đông Phong 21” Trung Quốc ảnh 1LRASM- "hung thần diệt hạm" của Mỹ có thể khắc chế DF-21 của Trung Quốc

Với trọng tải 15 tấn, chiều cao 35 feet, Đông Phong 21 (DF-21D) của Trung Quốc có thể di chuyển với tốc độ March 10 và có tầm hoạt động lên đến 1.200 dặm. DF-21 đã, đang và sẽ là mối đe dọa lớn đối với các tàu sân bay của Mỹ đặc biệt là trong trường hợp xung đột xảy ra tại ngoài khơi biển Đài Loan. Điều này buộc hải quân Mỹ phải chế tạo một hệ thống vũ khí tinh vi tương tự. 

Theo DARPA, LRASM đã được chế tạo nhằm mục đích tạo ra một bước nhảy vọt về khả năng tác chiến trên mặt nước của Mỹ.

“Hung thần diệt hạm LRASM” có thể hoạt động trong điều kiện cấm xâm nhập, các khu vực khó tiếp cận hoặc môi trường A2 / AD,  với khả năng phòng chống tên lửa mạnh mẽ và khả năng “gây nhiễu”  hệ thống hướng dẫn. Bên cạnh đó, LRASM cũng có thể hoạt động độc lập theo hướng dẫn từ xa và tồn tại trong điều kiện GPS bị nhiễu.

Bằng việc áp dụng công nghệ vật liệu tích hợp, LRASM có thể giảm mạnh bức xạ radar của tên lửa và tăng cường tính tàng hình, từ đó nâng cao khả năng đột phá phòng không, gây bất ngờ cho đối phương.

Hệ thống tên lửa này, được thiết kế bởi nhà thầu Lockheed Martin, có thể tự xác định rõ mục tiêu tấn công một cách độc lập bằng các “thuật toán định vị chủ động” ngay cả trong trường hợp không được điều khiển từ xa hoặc GPS.  

Theo DARPA cho hay, LRASM đã hoàn thành ba chuyến bay thử nghiệm thành công và có thể sẽ được triển khai vào năm 2018.

Để đối phó với các “tàu sân bay sát thủ” của Trung Quốc, Lầu Năm Góc cũng chi hàng triệu USD cho công ty Raytheon phát triển tên lửa RIM-162 Evolved Sea Sparrow (ESSM). Mỹ hi vọng tên lửa phòng thủ này có khả năng bắn hạ tên lửa DF-21D.

ESSM được thiết kế để chống lại các tên lửa chống hạm siêu thanh, có khả năng được “đóng gói” trong hệ thống đẩy thẳng đứng Mk 41 VLS, cho phép đến bốn tên lửa ESSM được đặt trong cùng một bệ phóng.

Bên cạnh đó, ESSM có một động cơ tên lửa lớn và mạnh cho phép tăng cường thêm tầm bắn cũng như là tính năng cơ động. Theo đó, các nâng cấp về khí động học sử dụng các cánh đuôi và phương pháp hãm-để-xoay - phương pháp sử dụng trong tên lửa hoặc máy bay bay với tốc độ cao để chuyển hướng.

Hơn nữa, tên lửa ESSM còn sử dụng công nghệ dẫn đường mới nhất với các phương bản khác nhau cho hệ thống chiến đấu Aegis, Radar AN, SPY-1 hay Sewaco, APAR, kết hợp với phương pháp dò ánh sáng truyền thống từ động cơ đẩy của tên lửa đối phương.
 Dự kiến tên lửa ESSM sẽ được đưa vào hoạt động trong hải quân Hoa Kỳ vào năm 2020.

Trong một bài phát biểu ngày 4-3, Sean Stackley, giám đốc phụ trách mua bán vũ khí của hải quân Mỹ, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiện đại hóa hạm đội tàu chiến. Để đạt được mục tiêu đó, Hải quân Mỹ đã bắt tay vào một kế hoạch nghiên cứu và phát triển trong 30 năm để đảm bảo rằng họ là lực lượng lớn nhất và mạnh mẽ nhất thế giới.