Mỹ, Anh quyết vớt xác tiêm kích F-35B trước khi Nga có thể tiếp cận

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

ANTD.VN - Mỹ, Anh quyết vớt xác tiêm kích F-35B rơi xuống biển Địa Trung Hải càng sớm càng tốt, trước khi đối phương có thể tiếp cận loại khí tài tối tân này. 

Mỹ, Anh quyết vớt xác tiêm kích F-35B trước khi các đối thủ tiềm tàng trong đó nổi bật nhất là Nga có thể tiếp cận. "Chúng tôi sẽ thu hồi nó trước, tôi hứa như vậy", tướng Simon Doran, chỉ huy lực lượng Mỹ trên tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth cho biết.

"Chúng tôi không lo lắng về quá trình thu hồi máy bay và đang xử lý vấn đề. Điều quan trọng nhất là phi công đã an toàn", tướng Tim Radford, Phó tư lệnh tối cao Lực lượng Đồng minh tại châu Âu, nói thêm.

Thiếu tướng hải quân Steve Moorhouse, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, cho rằng tai nạn của chiếc F-35B là sự cố không may và "bước lùi to lớn", nhưng vẫn khẳng định tin tưởng vào dự án chiến đấu cơ tàng hình F-35.

Mỹ, Anh quyết vớt xác tiêm kích F-35B sau khi nó rơi xuống biển Địa Trung Hải

Mỹ, Anh quyết vớt xác tiêm kích F-35B sau khi nó rơi xuống biển Địa Trung Hải

Tiêm kích F-35B của không quân Anh gặp sự cố ngay sau khi cất cánh từ tàu sân bay HMS Queen Elizabeth ở phía đông Địa Trung Hải hôm 17/11. Phi công phóng ghế thoát hiểm và được giải cứu an toàn, trong khi xác máy bay F-35B dường như đã bị lảng đi dưới nước so với vị trí lao xuống biển và đang nằm ở độ sâu khoảng 1.600 m.

Quân đội Anh đang lo ngại nguy cơ rò rỉ thông tin nhạy cảm về tiêm kích F-35, loại khí tài phức tạp và bí mật nhất trong biên chế nước này, nếu lực lượng Nga ở Địa Trung Hải tiếp cận được xác máy bay.

"Phía Nga không rời mắt khỏi tàu sân bay HMS Queen Elizabeth khi nó ở phía đông Địa Trung Hải. Thu hồi tiêm kích là ưu tiên hàng đầu nhằm ngăn nó rơi vào tay đối phương", nguồn tin giấu tên trong Bộ Quốc phòng Anh cho biết tuần trước.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vận hành tổng cộng 18 tiêm kích F-35B

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vận hành tổng cộng 18 tiêm kích F-35B

Tàu sân bay Queen Elizabeth vận hành tổng cộng 18 tiêm kích F-35B có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, gồm 8 chiếc của Phi đoàn số 617 không quân Anh và 10 máy bay thuộc Phi đoàn tiêm kích thủy quân lục chiến số 211 của Mỹ.

Tai nạn hôm 17/11 là vụ rơi thứ năm của dòng tiêm kích tàng hình F-35, không tính đến những sự cố trên mặt đất hoặc khi hạ cánh, cũng là chiếc F-35 đầu tiên bị phá hủy khi vận hành từ tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ tấn công.

Tiêm kích tàng hình F-35B có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng
Tiêm kích tàng hình F-35B có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng

Trong gia đình tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35, thì phiên bản F-35B là loại đắt nhất cũng như phức tạp nhất. Phiên bản này được thiết kế để có thể cất hạ cánh thẳng đứng như máy bay trực thăng.

Việc có thể cất hạ cánh thẳng đứng cho phép máy bay có thể tác chiến ngay cả trên tàu đổ bộ trực thăng, các đường bay dã chiến, hay trong hoàn cảnh đường băng bị đánh phá ác liệt. Điều này vừa có thể giải quyết hiệu quả việc tăng cường năng lực chiến đấu trong khi không phải quá lo lắng về việc phải có những sân bay lớn.