Mở màn mùa giải Nobel 2020: 3 người phát hiện virus viêm gan C được vinh danh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Giải Nobel Y học năm 2020 vừa được trao cho 3 nhà khoa học có đóng góp quyết định trong việc phát hiện virus viêm gan C, “thủ phạm” gây bệnh viêm gan lây truyền qua đường máu, dẫn đến bệnh xơ gan và ung thư gan phổ biến trên toàn cầu.

Theo đó, 2 nhà khoa học Mỹ Harvey J. Alter và Charles M. Rice, cùng nhà khoa học người Anh Michael Houghton vừa được công bố nhận giải Nobel Y học hoặc Sinh lý học vì đã phát hiện ra virus Viêm gan C.

Ban tổ chức giải Nobel đánh giá, khám phá về virus viêm gan C là một thành tựu mang tính bước ngoặt trong cuộc chiến chống lại các bệnh do virus này gây ra.

Ban tổ chức giải Nobel đánh giá, khám phá về virus viêm gan C là một thành tựu mang tính bước ngoặt trong cuộc chiến chống lại các bệnh do virus này gây ra.

Nhờ khám phá của họ, các xét nghiệm máu có độ nhạy cao đối với virus hiện được tạo ra, từ đó giúp con người cơ bản đã loại bỏ bệnh viêm gan sau truyền máu ở nhiều nơi trên thế giới, cải thiện đáng kể sức khỏe toàn cầu.

Khám phá của họ cũng cho phép sự phát triển nhanh chóng của các loại thuốc kháng virus nhắm vào bệnh viêm gan C. Lần đầu tiên trong lịch sử, căn bệnh này hiện có thể được chữa khỏi, làm dấy lên hy vọng loại bỏ virus viêm gan C cho người dân trên toàn thế giới.

Mùa giải Nobel năm nay diễn ra từ ngày 5 đến 12-10, lần lượt sẽ được công bố: giải Nobel Vật lý vào ngày 6-10, Hóa học vào ngày 7-10, Văn học vào 8-10 và Nobel Hòa bình vào 9-10. Cuối cùng là giải Nobel Kinh tế sẽ được công bố vào ngày 12-10.

Tổ chức Nobel cho biết, sự kiện năm nay vào tháng 12 sẽ là “lễ trao giải Nobel kỹ thuật số” và chỉ một số lượng nhỏ khán giả có thể tham dự do đại dịch Covid-19 đang diễn ra. Đồng thời, các huy chương và giấy chứng nhận sẽ được trao cho những người đoạt giải một cách an toàn ở quê nhà của họ, rất có thể với sự giúp đỡ của các đại sứ quán hoặc các trường đại học của người đoạt giải.

Giải thưởng Nobel danh giá đi kèm với huy chương vàng và số tiền thưởng trị giá 10 triệu kronor Thụy Điển (khoảng 1,118 triệu USD), do di chúc để lại cách đây 124 năm của người tạo ra giải thưởng, nhà phát minh người Thụy Điển Alfred Nobel. Số tiền đã được tăng lên gần đây để điều chỉnh lạm phát.