Mặt trái con số đẹp

(ANTĐ) - Còn nhớ 5 năm trước, Ngân hàng Thế giới (WB) từng nhận định rằng, quy mô của khu vực kinh tế ngầm chiếm khoảng 15% GDP của Việt Nam. 5 năm sau (năm 2008), tỷ lệ này nhích lên 15,6% mức được coi là hoàn hảo và tiến bộ nhất châu á. Con số này thường được coi là “thước đo” cho sự minh bạch và lành mạnh của nền kinh tế. Mặt trái con số đẹp đó, có che giấu được thực trạng giao dịch tiền mặt và nhiều yếu tố tiềm ẩn cản trở sản xuất kinh doanh?

Mặt trái con số đẹp

(ANTĐ) - Còn nhớ 5 năm trước, Ngân hàng Thế giới (WB) từng nhận định rằng, quy mô của khu vực kinh tế ngầm chiếm khoảng 15% GDP của Việt Nam. 5 năm sau (năm 2008), tỷ lệ này nhích lên 15,6% mức được coi là hoàn hảo và tiến bộ nhất châu á. Con số này thường được coi là “thước đo” cho sự minh bạch và lành mạnh của nền kinh tế. Mặt trái con số đẹp đó, có che giấu được thực trạng giao dịch tiền mặt và nhiều yếu tố tiềm ẩn cản trở sản xuất kinh doanh?

Khi các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh khẳng định rằng, có tới 10 triệu tấn than bị xuất lậu một năm, con số đó đâu chỉ là định lượng đơn thuần, nó chứng tỏ cuộc chiến chống buôn lậu thật là khốc liệt. Song, ở góc độ kinh tế, các chuyên gia lại nhìn ra sự “sinh động” của kinh tế ngầm.

Nó thể hiện qua các hoạt động kinh tế hợp pháp và bất hợp pháp, không thể thu được thuế, tất nhiên không thể tính được vào GDP. Đó là giao dịch tiền mặt không có hóa đơn, buôn lậu, gian lận thương mại. Việc sử dụng hóa đơn, chứng từ kinh tế vẫn rất lỏng lẻo ở ngay trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, chứ chưa nói tới cửa hàng, tiệm ăn hoặc các loại dịch vụ.

Không hóa đơn, chứng từ thì đôi bên cùng có lợi, chỉ có Nhà nước là thất thu thuế. Một chuyên gia về khu vực tư nhân của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) đánh giá, ở Việt Nam các doanh nghiệp phải chi phí ngầm để mở rộng mặt bằng sản xuất tới 375% so với thu nhập đầu người, trong khi ở Thái Lan con số này chỉ là 10%.

Đánh giá về ngành thuế trong tương quan với kinh tế ngầm ở Việt Nam, Báo cáo về môi trường kinh doanh toàn thế giới năm 2008 đã xếp hạng nước ta ở thứ hạng 128/178 quốc gia về mức độ thuận lợi của hệ thống đóng thuế, một thứ hạng rất thấp.

Còn bản nghiên cứu về đóng thuế của IFC cho thấy, một doanh nghiệp phải mất 1.050 giờ để hoàn thành “nghĩa vụ đóng thuế”. Theo đánh giá của WB, với nền kinh tế ngầm chiếm khoảng 15,6% GDP Việt Nam được đứng ngang hàng với các nước tiến bộ nhất châu á như Trung Quốc và Singapore (cùng 13,1% GDP), Nhật Bản (11,3% GDP).

Quả thật là con số đẹp, đáng phấn khởi, đầy ấn tượng! Tuy vậy, nhiều chuyên gia kinh tế lại tỏ ra hoài nghi con số này. Đơn giản là vì tỷ lệ đó quá thấp so với trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay.

Là những người “nằm trong chăn” biết rất rõ nội tình, các chuyên gia đưa ra các kết quả điều tra, nghiên cứu khẳng định rằng, tỷ lệ kinh tế phi chính thức chiếm khoảng 30% GDP, tức là ít nhất phải cao gấp đôi so với con số “đẹp” kia.

Theo “Báo cáo hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh ở Việt Nam” của IFC - cánh tay phải của WB, thị trường ngầm chiếm tới 70% toàn bộ thị trường nhà đất.

Đáng lo ngại hơn, thu nhập không khai báo của các họ gia đình là cán bộ Nhà nước chiếm không ít hơn 1/2 thu nhập công khai của họ. Thành viên của các gia đình có việc làm trong khu vực Nhà nước nhiều khả năng có nhiều nguồn thu nhập “không chính thức”.

Rõ ràng, hoạt động kinh tế ngầm là một sản phẩm của mối quan hệ hết sức nguy hại trong đời sống kinh tế - xã hội. Đã đến lúc cần có một cuộc điều tra quy mô, độc lập để minh định lại con số này.

Đan Thanh