Mắt thần của núi

ANTĐ -Chỉ chút sơ sảy hay vô ý của con một người nào đó, là sẽ mang họa cho cả triệu người vùng thấp.

Người ta ví đập nước Bến En là mắt thần của núi, bởi nó không chỉ đẹp mà còn nói lên sự nguy hiểm và quan trọng như con mắt của con người. Con người giữ cho đôi mắt như thế nào thì người dân vùng Như Xuân, Như Thanh- tỉnh Thanh Hóa giữ đập nước như thế. Bởi bất kể sự cố nàò không may khiến cho con đập nứt vỡ, “nước mắt của núi” sẽ cuốn trôi hàng triệu người dân vùng này.

Theo ông Lê Đức Giang, Giám đốc Vườn quốc gia Bến En, đây là trung tâm phân bổ của giống lim xanh, đặc hữu nổi tiếng ở Việt Nam, có cây tuổi thọ đến vài trăm năm với đường kính gần 3m. Và đồng thời là khu bảo tồn các nguồn gen động, thực vật quý hiếm không chỉ phục vụ cho nghiên cứu khoa học mà còn là một nơi tham quan, du lịch, nghỉ mát rất lý tưởng. Bến En được du khách đã từng đến đánh giá là "Nàng công chúa ngủ trong  rừng" bởi vẻ đẹp sông nước hoang sơ với 24 hòn đảo trên mặt nước.

Thả rọ tôm trên sóng nước VQG Bến En

Bến En thơ mộng hơn vào mỗi buổi chiều

 Mắt thần của núi ảnh 3
Sắc hoa dại trong VQG hoang sơ

Không gian yên tĩnh trên mặt hồ

"Sản vật" đập Bến En

Thanh bình sớm trên đập Bến En

Du khách thả hồn trên mặt nước với thuyền câu

Một chú Culi được cứu hộ và chăm sóc trước khi thả về rừng ở VQG Bến En

VQG Bến En là nơi có đa dạng loài bò sát...

...và nhện...

...cũng là nơi trú ngụ, sinh sản của nhiều loài chim.

VQG Bến En là nơi nghỉ dưỡng, du lịch khám phá còn mới mẻ nên ít người biết đến

Mặt nước mênh mông sẽ là nơi khách du lịch
thả hồn theo thuyền vòng quanh đảo núi

Dân chài chỉ được phép đánh bắt tôm theo cách truyền thống
để đảm bảo việc sinh trưởng của hệ sinh thái