Mảnh vỡ tên lửa 18 tấn của Trung Quốc đã rơi xuống Ấn Độ Dương

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Theo xác nhận từ Cục Kỹ thuật Không gian có người lái của Trung Quốc, mảnh vỡ nặng gần 18 tấn của tên lửa Trường Chinh 5B đã quay trở lại bầu khí quyển Trái đất vào lúc 10h24 sáng 9-5 và rơi xuống Ấn Độ Dương.

Truyền thông Trung Quốc dẫn lời cơ quan chức năng nước này cho biết, phần lớn mảnh vỡ tên lửa đã bốc cháy khi gặp bầu khí quyển Trái đất trước khi rơi xuống Ấn Độ Dương.

Sự việc được các cơ quan châu Âu và Mỹ theo dõi đặc biệt bởi mảnh vỡ tên lửa lớn, lại có biểu hiện bay ngược trở lại từ quỹ đạo xuống bề mặt Trái đất một cách bất thường và mất kiểm soát. Giới chuyên gia lo ngại, nó có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu rơi xuống một khu dân cư.

Du khách tham quan mô hình trạm vũ trụ Thiên Hà của Trung Quốc tại triển lãm hồi tháng 4-2021

Du khách tham quan mô hình trạm vũ trụ Thiên Hà của Trung Quốc tại triển lãm hồi tháng 4-2021

Tên lửa Trường Chinh 5B gồm tên lửa chính và 4 tên lửa đẩy mang theo module cốt lõi của trạm vũ trụ Thiên Hà của Trung Quốc, được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Văn Xương ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc ngày 29-4.

Mục tiêu của vụ phóng tên lửa lần này là tiếp tục xây dựng một trạm vũ trụ cố định của Trung Quốc trong không gian. Tên lửa sẽ thực hiện 10 nhiệm vụ nữa để hoàn thành trạm.

Các mảnh vỡ từ các vụ phóng tên lửa của Trung Quốc không phải là hiếm ở Trung Quốc. Vào tháng 5-2020, tầng lõi của tên lửa Trường Chinh 5B đầu tiên đã rơi xuống Bờ Biển Ngà, làm hư hại một số tòa nhà, may mắn không gây ra thương tích nào.