Lý giải nguyên nhân đổ mồ hôi nhiều sau tuổi 40

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Thời tiết nóng bức, lao động nặng nhọc... sẽ khiến bạn đổ mồ hôi. Tuy nhiên có những người ra mồ hôi quá mức, thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi, khi đang ngủ...  Nếu bạn trong độ tuổi 40, bạn có nguy cơ đổ nhiều mồ hôi hơn.

Lý giải nguyên nhân đổ mồ hôi nhiều sau tuổi 40 ảnh 1Đổ mồ hôi quá nhiều có thể do bệnh lý tiềm ẩn

Nguyên nhân đổ nhiều mồ hôi

Thực phẩm. Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều và cơ thể có mùi tanh như mùi cá, có thể là do bạn bị trimethylamin niệu, một rối loạn di truyền khiến cơ thể không thể giáng hóa trimethylamin. Đây là một hợp chất được sản xuất trong quá trình tiêu hóa một số loại thực phẩm, chẳng hạn như các loại đậu, trứng và cá. 

Tác dụng phụ của thuốc. Các thuốc giảm đau, thuốc điều trị bệnh tim và huyết áp, các thuốc chống trầm cảm là những thuốc kê đơn có tác dụng phụ gây đổ mồ hôi, phụ nữ trên 40 tuổi thường được kê những thuốc này. Ước tính có khoảng 23% phụ nữ ở độ tuổi 40-50 sử dụng các thuốc chống trầm cảm. Có khoảng 22% những người dùng thuốc chống trầm cảm bị đổ mồ hôi nhiều do sử dụng thuốc.

Tiểu đường. Đường huyết thấp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đổ mồ hôi. Không phải tất cả các trường hợp đường huyết giảm đều có nghĩa là bạn bị tiểu đường, nhưng bạn có nguy cơ cao bị tình trạng này khi bạn ở giữa độ tuổi 40.

Rối loạn tuyến giáp. Cường giáp làm tăng tốc độ quá trình trao đổi chất và có thể gây giảm cân, nhịp tim bất thường và đổ mồ hôi nhiều. Các rối loạn tuyến giáp bắt đầu khi phụ nữ khoảng 40 tuổi có thể gây ra các triệu chứng mãn kinh và thậm chí đẩy nhanh thời kỳ mãn kinh.

Bị nhiễm trùng. Bệnh lao có thể gây đổ mồ hôi quá mức. Mặc dù hiếm, nhưng viêm xương cũng có thể ảnh hưởng đến đốt sống hoặc xương chậu ở người trưởng thành và có thể gây đổ mồ hôi nhiều. Các nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây viêm nội tâm mạc, viêm van tim và đổ mồ hôi đêm là triệu chứng phổ biến của tình trạng này.

Rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ có thể cũng khiến bạn tỉnh dậy người ướt sũng mồ hôi. Đổ mồ hôi nhiều là dấu hiệu phổ biến của ngưng thở khi ngủ. Nguy cơ ngưng thở khi ngủ tăng lên khi phụ nữ chuyển sang giai đoạn mãn kinh.

Ung thư. Trong những trường hợp hiếm, đổ mồ hôi ban đêm có thể là dấu hiệu sớm của bệnh lymphoma. Hơn 32.000 phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư không Hodgkin mỗi năm và nguy cơ này tăng theo tuổi. Các triệu chứng khác gồm hạch bạch huyết mở rộng, giảm cân, đau ngực và khó thở.

Làm gì khi đổ mồ hôi quá nhiều?

Sử dụng chất chống ra mồ hôi ngoài da: Đây là cách đơn giản nhất trị mồ hôi nhiều. Các chất chống ra mồ hôi đều chứa muối nhôm, khi thoa lên da sẽ bịt kín lỗ chân lông nhằm ngăn mồ hôi thoát ra. Thông thường, chúng thường được bào chế dưới dạng xịt, lăn hoặc bột bôi xoa. Làm khô cơ thể trước khi dùng chất chống mồ hôi để tránh kích ứng da. Đối với bàn chân đổ mồ hôi, nên mua chất chống mồ hôi dạng xịt.

Mặc trang phục phù hợp: Luôn chọn loại vải thấm mồ hôi. Chú ý đến màu sắc, mặc màu trắng sẽ dễ lộ tình trạng đổ mồ hôi hơn. Chuẩn bị trang phục để thay khi mồ hôi ra quá nhiều. Đối với người ra mồ hôi chân, hãy cân nhắc về chất liệu giày dép.

Tránh đồ ăn cay và đồ uống chứa caffein: Tránh các thực phẩm cay như ớt, hạn chế ăn tỏi và hành vì chúng có thể gây ra mùi không thơm tho cho cơ thể. Ngoài ra, đồ uống chứa caffein cũng sẽ làm cho vấn đề tồi tệ hơn.

Giảm cân: Nếu thừa cân, việc giảm cân có thể sẽ giúp giảm tình trạng mồ hôi quá nhiều. Cơ thể sử dụng mồ hôi để hạ nhiệt, nhưng sẽ với một cơ thể to béo quá sẽ khó mà hạ nhiệt hiệu quả.

Giữ vệ sinh cơ thể: Ra quá nhiều mồ hôi có thể gây bệnh ngoài da, mùi hôi... Bạn có thể ứng phó bằng cách tắm hàng ngày, thậm chí tắm vài lần trong một ngày để ngăn ngừa các vấn đề phát sinh do nhiều mồ hôi. Mang theo chất chống mồ hôi thường xuyên để kiểm soát mồ hôi tiết quá nhiều.

Có những biện pháp điều trị khác cho tình trạng ra mồ hôi quá nhiều: Điều trị bệnh lý nền gây tăng tiết mồ hôi, liệu pháp ion, dùng thuốc, tiêm botox, sử dụng thảo dược, phẫu thuật... Khi ra mồ hôi nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hoặc nghi ngờ mắc các bệnh lý cần đến bác sĩ để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị.