Lý do “phố ông đồ” không xuất hiện trên phố Văn Miếu

ANTĐ - Hình ảnh "phố ông đồ" gợi cho người qua lại con phố ấy nỗi niềm xốn sang về mùa xuân và cái Tết cận kề.

Xưa, con phố Văn Miếu là nơi mà những ông đồ phơi mực tàu giấy đỏ, mỗi khi Tết đến xuân về. Thời gian, hình ảnh này như in đậm vào người qua lại trên con phố, và nó như sự hối thúc sắp đến thời khắc chuyển giao của năm cũ và năm mới.

Giờ hình ảnh đó không còn trên con phố Văn Miếu nữa, mà đã được chuyển vào trong hồ Văn. Đây là lý do nhiều “ông đồ” cảm thấy chạnh lòng bởi theo họ sự phơi bày này không phải là lấn chiếm vỉa hè thường nhật mà chỉ là phơi bày khí xuân để tạo cảm giác Tết ám áp hơn thôi.

Tìm hiểu băn khoăn của ông đồ, chúng tôi được biết, lý do mà “phố ông đồ” bị chuyển vào trong là do quy định về lòng lề đường và vỉa hè. Nhiều năm trước “phố ông đồ” đã phơi mực tàu giấy đỏ ở đây, song do khách đến chơi và tham quan đã tạo ra những việc lộn xộn trên vỉa hè và lòng đường, nên đã ảnh hưởng đến tình hình ANTT và ATGT. Để đảm bảo cho mỹ quan vỉa hè, cơ quan chức năng của Thành phố đã nghiên cứu và chuyển “phố ông đồ” vào trong khuôn viên hồ Văn để hoạt động.  

Phố ông đồ Văn Miếu vắng vẻ hơn mọi năm vì đã bị chuyển vào trong khuôn viên hồ Văn

Em học sinh học thư pháp từ ông đồ già bên tường Văn Miếu

Một người dân ở Hà Đông đã kỳ công phơi khô quả bầu để mang đến phố ông đồ xin chữ

Phố ông đồ vắng hiu hắt không còn khí xuân hừng hực như trong thơ xuân

Một đoạn phố Văn Miếu vẫn còn ông đồ ngồi mài mực, viết chữ

Nhiều sinh viên trường Mỹ thuật và người thích chữ thư pháp ra ngồi viết chữ học thêm kinh nghiệm

Xưa kia tục cho chữ thể hiện sự nho nhã, cao quý, nay đã bị mai một đi nhiều ý nghĩa đó

"Những ông đồ trẻ"

"Phố ông đồ" cũng làm thêm xuân nếu biết quy hoạch, đặt đúng nơi cần thiết

Xin chữ ở "phố ông đồ", một nét văn hóa sâu lắng

Một ông đồ viết chữ trong tư thế rất vất vả

Vì nếp sống văn minh, trật tự đô thị phố ông đồ đã chuyển vào khuôn viên hồ Văn.