Lũ quét kinh hoàng cuốn bay 800 tỷ đồng sau một đêm

ANTD.VN - 5 ngày sau trận lũ kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 3-8, các huyện Mù Cang Chải (yên Bái) và Mường La (Sơn La) vẫn đang tập trung lực lượng để khắc phục hậu quả và tìm kiếm cứu nạn.

Cảnh sát cơ động giúp người dân Mù Cang Chải dọn dẹp sau lũ

Đến  ngày 7-8, trận lũ quét kinh hoàng tại Mường La (tỉnh Sơn La) và huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) đã  làm 31 người chết và mất  tích, 21 người bị thương và 228 nhà  bị  sập  đổ, cuối trôi. Tổng thiệt hại ước tính trên 800 tỷ đồng. Lũ quét lịch sử trong vòng 70 năm Bộ  trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, trận mưa đêm 2-8, rạng sáng 3-8 với  lượng mưa  lớn, cục bộ (có nơi  từ 100-180mm), gây  ra hậu quả lũ quét hết sức khốc liệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có 4 tỉnh trọng điểm Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên. 

“Theo người dân huyện Mường La, tỉnh Sơn La, đây là trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng nhất  trong lịch sử 70 năm qua trên dòng suối Nậm Păm dài 8km. Dòng suối này trước đây có dòng chảy, nhưng sau ngày 3-8 đã trở thành một bãi đá dày 2-3m”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho hay. Theo lãnh đạo  Bộ NN&PTNT, từ đầu  tháng 6-2017 đến ngày 17-7-2017, tức  là gần 45 ngày, khu vực miền núi phía Bắc liên tục có mưa với lượng lớn, kéo dài. Đây là một  điều bất bình thường. 

“Theo  người dân  huyện Mường La, tỉnh Sơn La, đây là trận  lũ  ống, lũ quét  kinh hoàng nhất trong  lịch sử 70 năm qua trên dòng suối Nậm Păm dài 8km. Dòng suối này trước  đây  có  dòng  chảy, nhưng  sau  ngày 3-8  đã trở thành một bãi đá dày 2-3m”.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường

Có những điểm đo mưa, tổng lượng mưa những ngày đầu vụ trong mùa mưa bão đã  cao hơn bình quân của cả năm trước, đặc biệt  vùng Tây Bắc. Với vai  trò là cơ quan thường trực về phòng chống thiên tai, các đơn vị chức năng trực  thuộc Bộ tiếp tục phối hợp với các địa phương nhanh khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định cuộc sống người dân.

“Các cơ quan chức năng của Bộ  tiếp  tục  phối  hợp  chặt  chẽ hơn với các địa phương. Trước hết,  cần  khắc  phục  những  tổn thất về sản xuất, cơ sở hạ tầng. Bộ  NN&PTNT  đã  thành  lập 2 đoàn  công  tác  do các Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng và Lê Quốc  Doanh  chủ  trì,  chỉ  đạo công tác hỗ trợ, khắc phục mưa lũ ở 4  tỉnh  trọng điểm miền núi phía  Bắc”,  Bộ  trưởng  Nguyễn Xuân Cường nói.

Dùng chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn Tại  huyện  Mường La  (tỉnh Sơn La), đến cuối ngày 7-8, vẫn còn 5 người mất tích. Hôm qua, Bộ Tư  lệnh Bộ  đội  biên  phòng đã  cử 1 nhóm  gồm 8 CBCS cùng huấn  luyện viên và 3 chó nghiệp vụ  từ Hà Nội  lên huyện Mường La để  tìm kiếm 5 người đang mất  tích sau trận  lũ quét vừa  xảy  ra. Nhóm CBCS  thực hiện  rà  soát  các  khu  vực  nghi vấn,  toàn bộ vùng hiện  trường theo dạng cuốn chiếu,  từ vùng hạ du suối Nậm Păm, khu vực thị  trấn  Ít Ong cho đến các khu vực đầu nguồn xảy ra lũ quét, lũ ống. 

Tuy  nhiên, do vùng  hiện trường quá rộng lớn và kéo dài, đội  chó  nghiệp vụ sẽ phải  rà soát  từng khu  vực,  đặc biệt  là những  điểm  nghi  vấn, để  tìm manh mối nạn nhân mất tích. Tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND  tỉnh  thông  tin,  đến  cuối ngày 7-8  trên địa bàn  toàn  tỉnh vẫn còn 9 nạn nhân bị mất tích. Hiện  nay, lực  lượng  tìm  kiếm cứu nạn  tập trung ở 3 khu vực chính  là hồ  thủy điện Khao Mang, dọc các con suối  tại địa bàn xã Kim Nọi và địa bàn  lân cận, tại xã Chế Tạo...

Theo ông Đỗ Đức Duy, đến thời điểm này, công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục  hậu  quả vẫn  đang  được triển khai tích cực; đã tổ chức di dời được 51 hộ dân bị mất nhà ở hoàn  toàn  tại các vị trí sạt  lở mưa lũ đến nơi ở an toàn tại các cơ sở cộng  đồng  hoặc trụ  sở các cơ  quan Nhà  nước, bước đầu đảm bảo cuộc  sống;  huy động  thêm  trên 100  cán  bộ, chiến sỹ lực lượng Công an tỉnh giúp người dân di chuyển  nhà cửa, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm, cũng như sửa chữa, dựng nhà tại nơi ở mới.

Tuy nhiên, cũng theo lãnh đạo tỉnh Yên Bái, hiện nay, công việc vẫn còn nhiều và ngổn  ngang. Ước  tính, có hơn 60 vạn mét khối đất đá, bùn, rác thải cần phải di dời, dọn sạch ở nhiều khu vực khác nhau trên địa bàn Mù Cang Chải. Tại sân  trường học, đường đi, sân vận động huyện - những nơi có địa hình rộng, bị vùi  lấp sâu, khối  lượng đất đá lớn, huyện Mù Cang Chải đã bố trí máy xúc, máy ủi và xe kéo khẩn trương đưa rác ra ngoài.

Đến nay, việc thu dọn đất đá, xử lý vệ sinh môi trường tại vùng lũ Mù Cang Chải đã đạt khoảng 50%. Tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo huy động lực lượng cho đến thời điểm này có trên 2.300 người với khoảng 200 lượt máy móc, phương tiện để tiếp tục khắc phục hậu quả.