Libya đã tiêu huỷ hết kho vũ khí hoá học

ANTĐ - Libya đã tiêu huỷ hết số vũ khí hoá học của mình, theo lời của bộ trưởng ngoại giao nước này.

Ông Mohamed Abdelaziz nói chúng bao gồm bom và đạn pháo được làm đầy bởi hơi độc lò.

Vào năm 2004, Libya đã có khoảng 25 tấn mù tạc lưu huỳnh và vài nghìn quả bom khinh khí được dùng cho chiến tranh hoá học.

Ông Mohamed Abdelaziz trả lời phỏng vấn vào ngày 4/2


Tripoli đã cam kết sẽ tiêu huỷ toàn bộ kho vũ khí hoá học bằng việc kí hiệp ước chống vũ khí hoá học (CWC).

Libya đã không còn bất kì một loại vũ khí hoá học nào có thể đe doạ đến cộng đồng địa phương, môi trường và những khu vực xung quanh”, ông Abdelaziz nói vào thứ 3 (4/2) ở thủ đô Tripoli.

Ông cũng nói thêm rằng Libya sẽ không thể hoàn thành việc tiêu huỷ vũ khí hoá học trong thời gian ngắn như vậy nếu không có sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế bao gồm hỗ trợ về công nghệ đến từ Mỹ, Đức và Canada.

Bộ trưởng ngoại giao của Libya nói quá trình tiêu huỷ hoàn thành vào ngày 26/1.

Ông Ahmet Uzumcu, người đứng đầu tổ chức chống vũ khí hoá học (OPCW) đến thăm Ruwagha, nơi diễn ra quá trình tiêu huỷ vũ khí hoá học, đã diễn tả hành động này như một cột mốc đáng nhớ cho Libya và là một ví dụ điển hình của hợp tác quốc tế hiệu quả được noi gương theo Syria trên một cái nhìn rộng hơn.

Quá trình bắt đầu 10 năm trươc khi cựu tổng thống Col Muammar Gaddafi, tham dự hội nghị chống vũ khí hoá học (CWC).

Chính phủ của ông Gaddafi đã thành công loại bỏ được 54% chất lưu huỳnh mù tạc và 40% chất hoá học chưa qua xử lí, trước khi chương trình này bị đình chỉ vào năm 2011 khi những cơ sở vật chất để tiêu huỷ ngừng hoạt động.

Sau khi, tổng thống Gaddafi đã bị phế truất, một vài người lãnh đạo Libya đã tiết lộ với thanh tra của OPCW về lượng vũ khí hoá học vẫn đang còn tồn tại trong nước.

Kho chứa vũ khí hoá học được tiêu huỷ bởi Libya được xét vào loại 1, theo lời của OPCW. Tổ chức này cũng nói những chất hoá học này đã được sử dụng trong quá khứ và không hề có mục đích hoà bình nên nó sẽ là một mối nguy hiểm trực tiếp.

Ngoài ra, chất hoá học loại 2, bao gồm những chất được sử dụng để tạo thành những chất độc, sẽ được cũng được tiêu huỷ bởi Libya đến tháng 12/2016.

OPCW là một tổ chức quốc tế phi chính phủ, làm việc với liên hợp quốc để giám sát công ước 1997 có nội dung cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng các chất hoá học.