Lãnh đạo Nga, Đức, Ukraine thảo luận tình hình Donbass, nhiệm vụ của OSCE

ANTĐ -  Lãnh đạo của Nga, Đức và Ukraine đã có buổi điện đàm về tình hình miền đông Ukraine và nhiệm vụ của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) nhằm đảm bảo rằng thoả thuận Minsk sẽ được nghiêm chỉnh chấp hành.

“Những vấn đề được thảo luận bao gồm việc chấp hành lệnh ngừng bắn, di rời vũ khí hạng nặng của cả 2 phe và tình hình tại thành phố Debaltsevo”, điện Kremlin đưa ra thông báo vào hôm đêm hôm 16-2.

Lãnh đạo Nga, Đức, Ukraine hứa sẽ duy trì liên lạc bằng nhiều cách khác nhauNgoài ra, Tổng thống Putin, người đồng cấp Petro Poroshenko và Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng trao đổi quan điểm về nhiệm vụ giám sát của OSCE trong tiến trình hoà bình ở Ukraine.

Vào hôm, người đại diện của Cộng hoà Nhân dân Donestk (DPR) tự xưng, Eduard Basurin tuyên bố rằng các tay súng của DPR sẽ không thể đảm bảo an toàn cho các nhân viên OSCE gần khu vực Debaltsevo vì quân đội Ukraine vẫn tiếp nổ súng tại đây.

Cuối buổi điện đàm, cả 3 nhà lãnh đạo đã đồng ý duy trì liên lạc dưới nhiều hình thức nhằm đảo bảo thoả thuận Minsk ở Ukraine sẽ được chấp hành nghiêm chỉnh.

Cách đó không lâu, theo ông Denis Pushilin, người chịu trách nhiệm thương lượng cho lực lượng li khai, nhóm liên lạc về vấn đề hoà giải ở Ukraine sẽ tiếp tục có buổi họp bàn vào ngày 17-2 qua Skype.

Nhóm liên lạc này bao gồm đại diện của Kiev, Moscow, 2 nước Cộng hoà Nhân dân Donetsk và Lugansk, cũng như tổ chức OSCE.

Vào tuần trước, lãnh đạo của Đức, Pháp, Nga và Ukraine đã cùng nhau thống nhất về một thoả thuận hoà bình về vấn đề Ukraine ở Minsk. Thoả thuận này đã có hiệu lực từ hôm 15-2 và nhìn chung, lệnh ngừng bắn đang được tuân thủ khá tốt, ngoại trừ một số xung đột nhỏ.

Hôm 16-2 cũng chính là ngày EU chính thức công bố lệnh trừng phạt mới nhằm vào các cá nhân và tổ chức do những cáo buộc liên quan đến vấn đề Ukraine. Trong 19 quan chức của danh sách mới, có 5 người thuộc chính phủ Nga và 14 người khác đều thuộc lực lượng li khai miền đông Ukraine. Phản ứng với động thái này của EU, Moscow cho biết họ cũng sẽ đáp trả bằng cách soạn thảo danh sách đen cho riêng mình, tuy nhiên, không có ý định công bố rộng rãi tên gọi và chức vụ của các quan chức bị trừng phạt.