- UOB: Nguy cơ đối mặt với thuế quan Mỹ song kinh tế Việt Nam dự kiến vẫn tăng trưởng mạnh
- Vì sao Mỹ có thể “nới lỏng” thuế quan cho nhiều quốc gia?
- Trung Quốc muốn đàm phán với Mỹ về thuế quan bổ sung
![]() |
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại cuộc họp với đại diện từ các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi mức thuế quan mới của Mỹ |
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cho biết quyết định áp thuế quan của ông Trump là “tàn bạo và vô căn cứ”, và dường như kêu gọi đình chỉ đầu tư của Pháp vào Mỹ cho đến khi thuế quan được làm rõ.
“Các khoản đầu tư trong tương lai, các khoản đầu tư được công bố trong những tuần qua, nên bị đình chỉ trong một thời gian cho đến khi tình hình với phía Mỹ được làm rõ”, ông Macron phát biểu tại một cuộc họp với các công ty Pháp.
![]() |
Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế quan có đi có lại vào ngày 2/4 tại Nhà Trắng - Ảnh: Reuters. |
Đề xuất các biện pháp chống lại lĩnh vực công nghệ của Mỹ, “nơi Mỹ được hưởng lợi rất nhiều từ châu Âu”, ông Macron nói thêm: “Không có gì bị loại trừ. Tất cả các yếu tố đều được đưa ra thảo luận”.
Thủ tướng Tây Ban Nha, Pedro Sánchez, đã chỉ trích mạnh mẽ thuế quan mang tính “bảo hộ” của ông Donald Trump, nói rằng chúng “đi ngược lại lợi ích của hàng triệu công dân ở phía bên này Đại Tây Dương và ở Mỹ, những người không may sẽ thấy doanh nghiệp và sức mua của họ” bị ảnh hưởng bởi các biện pháp này.
Trong bài phát biểu tại Madrid vào sáng 3-4, Thủ tướng Sánchez mô tả mức thuế quan là một cuộc tấn công “chưa từng có” và “đơn phương” của Mỹ vào châu Âu, đồng thời nói thêm: “Quay trở lại chủ nghĩa bảo hộ của thế kỷ 19 không phải là cách thông minh để giải quyết những thách thức của thế kỷ 21”.
Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Đức, Olaf Scholz, cho biết quyết định của ông Trump là “sai về cơ bản” và là “một cuộc tấn công vào hệ thống thương mại đã tạo ra sự thịnh vượng trên toàn thế giới, trong đó có chính nước Mỹ”.
Thủ tướng Pháp, François Bayrou, cho biết mức thuế quan là “một khó khăn to lớn đối với châu Âu” cũng như “một thảm họa đối với Mỹ và công dân Mỹ”.
![]() |
Người đứng đầu Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen |
Người đứng đầu Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen, mô tả mức thuế quan là “một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế thế giới” gây ra hậu quả “thảm khốc” cho hàng triệu người. Bà cho biết EU đã chuẩn bị để đáp trả, nhưng thúc giục ông Trump “chuyển từ đối đầu sang đàm phán”.
Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ công bố mức thuế trả đũa đối với hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp của Mỹ - có khả năng bao gồm các sản phẩm mang tính biểu tượng như nước cam, quần jean xanh và xe máy Harley-Davidson - vào giữa tháng 4, để đáp trả mức thuế thép và nhôm mà ông Trump đã công bố trước đó.
![]() |
Mô-tô Harley-Davidson, sản phẩm mang tính biểu tượng văn hóa của nước Mỹ |
Khối này vẫn chưa đáp trả mức thuế 25% đối với ô tô của EU có hiệu lực vào ngày 3-4, cũng như mức thuế quan đối ứng vừa được ông Trump công bố. Hôm 2-4, Tổng thống Mỹ đã công bố áp mức thuế 20% đối với hàng xuất khẩu của EU sang Mỹ như một phần của một loạt các biện pháp toàn diện nhắm vào các quốc gia trên khắp thế giới.
Giới chức EU ước tính, mức thuế quan này sẽ ảnh hưởng đến 70% tổng lượng hàng xuất khẩu của EU sang Mỹ. Bà Von der Leyen cho biết EU đang “chuẩn bị các biện pháp đối phó tiếp theo để bảo vệ lợi ích và doanh nghiệp của chúng tôi nếu các cuộc đàm phán thất bại”.