Làm thế nào để đầu tư hiệu quả điện mặt trời áp mái tại miền Bắc

ANTD.VN - Trong những ngày gần đây, thị trường điện mặt trời miền Bắc trở nên sôi động hơn hẳn, khi khu vực này đang bước vào mùa nắng nóng cao điểm, nhu cầu sử dụng điện tăng vọt kèm theo việc điều chỉnh giá bán điện cũng là một phần nguyên do khiến khách hàng phải đau đầu khi nhận hóa đơn tiền điện.

Theo thống kê chung về số giờ nắng trên cả nước, khu vực phía Bắc có khoảng 1.800 – 2.100 giờ nắng mỗi năm. Trong đó, các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) được xem là những vùng có nắng nhiều. Con số này ở các tỉnh ở phía Nam là 2.000 – 2.600 giờ nắng. Dù thấp hơn 2 khu vực còn lại, nhưng không có nghĩa việc lắp đặt điện mặt trời tại miền Bắc không đem lại giá trị kinh tế. Nhiều người dân hiểu lầm điều này nên vẫn còn tỏ ra e ngại khi đầu tư.

Tính trung bình, với khoảng 1.800 giờ nắng mỗi năm, một hệ điện mặt trời 2 kWp sản sinh được khoảng 3,600 kWp, tương đương khoảng 10,5 triệu đồng tiền điện tiết kiệm (ứng với giá điện bậc 6 là 2,927 đồng chưa VAT). Trong khi đó, hệ thống này có giá khoảng 42 triệu đồng chưa VAT, cộng thêm hao hụt mỗi năm khoảng 5%, như vậy cũng chỉ mất khoảng 5 năm là hoàn vốn ứng với giá điện tăng này.

Khách hàng tại Hoàng Mai, Hà Nội lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời của NPSC với công suất 10,65kWp vào tháng 5/2019     

Nếu lựa chọn đúng nhà cung cấp và lắp đặt đúng thời điểm, hiệu quả đầu tư sẽ còn cao hơn.

Đến lượt công ty dịch vụ điện lực Miền Bắc tham gia thị trường điện mặt trời

Hiện nay, Chính phủ và cả Tập đoàn điện lực Việt Nam đều có chủ trương phát triển điện mặt trời áp mái trong năm 2019. Tuy nhiên, do thị trường vẫn chưa xác lập được tiêu chuẩn ngành, người dân cũng chưa có nhiều kiến thức trong việc lựa chọn nhà cung cấp chất lượng. Chưa kể, đối với khu vực miền Bắc, người dân lại càng thận trọng hơn vì những lo ngại về thời tiết. Dù một số công ty điện lực đã chủ động đưa ra danh sách các nhà cung cấp uy tín để khách hàng tiện tham khảo trên kênh truyền thông chính thức, song không phải ai cũng biết cách tiếp cận thông tin này.

Đứng trước thực tế đó, Công ty dịch vụ Điện lực Miền Bắc (NPSC) thấy rằng nếu thực sự muốn người dân yên tâm lắp đặt nguồn năng lượng sạch còn tương đối mới mẻ này, bản thân các công ty điện lực cần phải tham gia sâu hơn, trực tiếp chứng minh, khẳng định chứ không chỉ đứng ở vai trò tạo cầu nối như hiện nay.

Hướng đi của NPSC là không chỉ giúp người dân đưa ra quyết định nhanh hơn trong việc lựa chọn, phát triển điện mặt trời theo đúng định hướng của nhà nước, mà còn tạo điều kiện để điện mặt trời “Made in Việt Nam” có cơ hội khẳng định vị thế trên sân nhà, vốn còn mang nặng tâm lý sính ngoại.

Ông Trần Minh Đức – Phó Giám đốc Công ty, đại diện NPSC chia sẻ: “BigK được xem là giải pháp điện mặt trời duy nhất đến thời điểm này có cam kết bảo hiểm sản lượng điện từ tổ chức bảo hiểm BIDV (BIC). Kết hợp với năng lực thiết kế, thi công và kinh nghiệm triển khai các dịch vụ điện lực, NPSC tự tin giúp cho người dân miền Bắc cảm thấy an tâm hơn khi lựa chọn sử dụng điện mặt trời.”

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, khách hàng do NPSC lắp hệ thống điện mặt trời BigK đầu tiên cũng cho biết: "Công ty tư vấn rõ, lắp đặt và đấu nối công tơ điện 2 chiều nhanh chóng. Hiện tại mặc dù chưa có hóa đơn điện tháng tiếp theo, nhưng tôi theo dõi qua phần mềm giám sát thấy thiết bị hoạt động khá ổn định, hiệu suất cao. Đặc biệt, phía công ty cung cấp thêm gói bảo hiểm sản lượng điện nên tôi thấy rất yên tâm khi lắp đặt."

Lựa chọn thời điểm đầu tư điện mặt trời

Theo ông Franz Gerner - Trưởng nhóm Năng lượng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, nhu cầu vốn đầu tư của EVN và ngành điện rất lớn, vào khoảng 4-7 tỷ USD mỗi năm từ nay cho tới 2030. Do đó, giá điện phải lên tới mức 0,143 USD/kWh (khoảng 3.200 đồng một kWh) vào năm 2021. Như vậy, xu hướng tăng giá điện được cho là tất yếu. Nói theo chiều ngược lại, việc người dân trì hoãn lắp điện mặt trời sẽ gây tổn thất về kinh tế khi họ cùng lúc vẫn phải gánh thêm khoản hóa đơn điện mà đáng lẽ có thể tiết kiệm được.

Cũng trong những ngày vừa qua, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) vừa cung cấp biểu mẫu đăng ký bán Điện mặt trời áp mái cho khách hàng, cùng các thông tin về quy định và điều kiện sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời. Biểu mẫu này sẽ được ký trực tiếp với người dân sau khi điện lực hoàn thiện đấu nối công tơ điện 2 chiều. Tuy nhiên, điện lực chỉ chấp nhận đấu nối khi hệ thống đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nghiệm thu. Nhiều người dân không biết điều này, lắp đặt hệ thống không rõ nguồn gốc dẫn đến không ký được hợp đồng mua bán điện.

NPSC tư vấn về giải pháp điện mặt trời BigK trong hội thảo về điện mặt trời.

Là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, NPSC hiểu rõ hơn hết những tiêu chuẩn khắt khe khi nghiệm thu hệ thống điện mặt trời. Chính vì vậy, khi làm việc với NPSC, người dân thường được đấu nối công tơ điện 2 chiều nhanh hơn, đồng thời an tâm hơn khi được đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, dịch vụ liên quan. Hiện NPSC trực tiếp triển khai dịch vụ trên 24 tỉnh thành trực thuộc cùng một số thành phố có văn phòng đại diện.

Với sự tham gia của NPSC, kỳ vọng trong thời gian tới, đặc biệt là sau thời gian 30/06/2019, điện mặt trời miền Bắc sẽ trở nên bùng nổ với tốc độ phát triển mạnh mẽ hơn các thị trường còn lại.

BigK là giải pháp điện mặt trời áp mái của SolarBK dành cho đối tượng hộ gia đình, doanh nghiệp và khối sản xuất, có công suất từ 2 - 200 kWp. Khi mua giải pháp BigK, khách hàng sẽ được cung cấp thêm gói bảo hiểm sản lượng điện từ tổ chức bảo hiểm BIC. Sản lượng được bảo hiểm sẽ bằng 75% sản lượng dự kiến của hệ thống sản sinh, trong thời gian 5 năm kể từ ngày cấp giấy xác nhận bảo hiểm.

Liên hệ www.bigk.vn hoặc công ty Dịch vụ điện lực Miền Bắc (NPSC) qua số điện thoại (024)22157117.