Nên bỏ trần lãi suất

Nên bỏ trần lãi suất

ANTĐ - Những tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng khá thấp và có dấu hiệu bất thường gây ra những tranh luận là do chính sách điều hành hiệu quả hay vì người dân thắt chặt chi tiêu? Ý kiến của một số cơ quan quản lý và giới chuyên gia đưa ra những đánh giá nguyên nhân dẫn tới giá cả không tăng cao, trước hết là các giải pháp thắt chặt chi tiêu công đã đem lại hiệu quả tích cực: Kiềm chế lạm phát, chống thất thoát ngân sách. Cũng còn một nguyên nhân đáng kể là sức mua thấp, khả năng chi tiêu thực tế thấp. Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ yêu cầu phối hợp chặt chẽ trong điều hành chính sách tài khóa-tiền tệ, bảo đảm lượng cung tiền hợp lý.
Lợi cả đôi bên

Lợi cả đôi bên

ANTĐ - Những khó khăn của khu vực doanh nghiệp trong năm 2013 đã kéo sang năm 2014, thể hiện ngay trong 2 tháng đầu năm với chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ nhích lên khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh nghiệp vẫn lúng túng trong sự đình trệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Khả năng co hẹp sản xuất hoặc phá sản vẫn rình rập, chi phí đầu vào tăng, trong khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lại giảm. Tuy vậy, nhìn tổng thể, theo Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động sản xuất kinh doanh năm nay vẫn có cơ sở để hy vọng tốt hơn năm ngoái.
Lãi suất cho vay có thể giảm

Lãi suất cho vay có thể giảm

ANTĐ - Đây là nhận định được đại diện Ngân hàng Nhà nước đưa ra khi chia sẻ về mục tiêu và định hướng các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2014.
Đôi bên đều có lợi

Đôi bên đều có lợi

ANTĐ - So với đầu năm, mặt bằng lãi suất đã giảm khá mạnh, lãi suất huy động giảm 2-3%, lãi suất cho vay giảm 3-5%/năm. Như vậy, thay vì phải chịu mức lãi suất cao như trước, nay doanh nghiệp đã có thể tiếp cận với chi phí vốn giá rẻ. Theo báo cáo của Chính phủ trong phiên họp thường kỳ vừa qua, những doanh nghiệp tài chính lành mạnh đã được vay với lãi suất 6,5-7%/năm, ngang bằng với lãi suất huy động ngắn hạn. Những ngày cuối năm này, các ngân hàng đang đưa ra nhiều gói tín dụng vay ưu đãi, hy vọng thu hoạch những thành quả trong mùa kinh doanh cuối năm.
Chấn chỉnh cạnh tranh không lành mạnh

Chấn chỉnh cạnh tranh không lành mạnh

ANTĐ - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, trong những tháng gần đây, tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng (TCTD) được cải thiện đáng kể. Đã xuất hiện hiện tượng cạnh tranh lãi suất đầu ra, một số TCTD chấp nhận cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động. Đây là biểu hiện kinh doanh không lành mạnh về mặt tài chính, có thể tạo ra rủi ro cho chính các TCTD.
Ngân hàng có hưởng lãi "khủng"

Ngân hàng có hưởng lãi "khủng"

ANTĐ - Vấn đề được dư luận quan tâm trong thời gian vừa qua là việc hàng loạt ngân hàng giảm lãi suất huy động xuống mức 6%/năm. Trong khi đó mặt bằng lãi suất cho vay vẫn ở mức 12-13%. Nhiều ý kiến cho rằng ngân hàng đang hưởng chênh lệch quá lớn, như vậy là bất hợp lý.

Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

ANTĐ - Ông Phan Đức Tú - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) cho biết, việc điều chỉnh giảm lãi suất đối với các khoản vay trên 13% về mức từ 13% trở xuống sẽ khiến lợi nhuận giảm nhưng đây là hành động cần thiết chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. 
“Làn sóng” hạ lãi suất

“Làn sóng” hạ lãi suất

ANTĐ - Kể từ khi Ngân hàng Nhà nước quyết định hạ trần lãi suất huy động nhỏ giọt từ 14% xuống 13%/năm, biểu đồ lãi suất huy động đã “tuột dốc” không phanh từ 13% xuống 11%, rồi 8% và mới đây cả ba ngân hàng lớn đã liên tục gây sốc khi đột ngột hạ lãi suất huy động VND từ mức 7,5% xuống còn 6%/năm. Việc hạ lãi suất là tín hiệu đáng mừng, song liệu doanh nghiệp có thực được hưởng lợi và quyền lợi người gửi tiền sẽ ra sao?
Lãi suất cho vay sẽ giảm

Lãi suất cho vay sẽ giảm

ANTĐ - Sáng 10-5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định giảm 1% các lãi suất chủ chốt, đồng thời quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với 5 lĩnh vực ưu tiên từ 11% xuống còn 10%. Một số ngân hàng cho biết sẽ giảm lãi suất đối với các khoản vay cũ về dưới 13%/năm. 

Lãi suất huy động giảm kỷ lục, còn 5%/năm

Lãi suất huy động giảm kỷ lục, còn 5%/năm

ANTĐ - Sau khi 3 ngân hàng lớn là Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công Thương (Vietinbank) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) công bố quyết định giảm lãi suất, một số ngân hàng cũng đã đưa ra thông báo điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Hiện thị trường ghi nhận mức lãi suất tiền gửi thấp nhất là 5% do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) công bố. Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường sẽ sớm xác lập một mặt bằng lãi suất mới. 

Lãi suất giảm vẫn ồ ạt gửi ngân hàng

Lãi suất giảm vẫn ồ ạt gửi ngân hàng

ANTĐ - Cuối tháng 3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức giảm hàng loạt mức lãi suất cơ bản, lãi suất huy động ngắn hạn cũng được đưa về mức 7,5%/năm. Nếu lạm phát tiếp tục giảm thì lãi suất huy động có thể tiếp tục bị cắt giảm, tuy nhiên theo nhiều khách hàng gửi tiền tại ngân hàng, giải pháp gửi tiết kiệm vẫn là lựa chọn hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. 

Lãi suất huy động chính thức về 7,5%/năm

Lãi suất huy động chính thức về 7,5%/năm

ANTĐ - Bắt đầu từ hôm nay (26-3), lãi suất huy động chính thức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh giảm 0,5% xuống còn 7,5%, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với các lĩnh vực ưu tiên còn 11%/năm.
Lãi suất giảm khách hàng chịu thiệt

Lãi suất giảm khách hàng chịu thiệt

ANTĐ - Trong vòng vài ngày qua, trên thị trường chứng khoán xuất hiện tin đồn lãi suất huy động sẽ giảm 0,5% (từ 8% xuống 7,5%/năm), thông tin này cho rằng việc công bố tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay ở mức âm và CPI tháng 3 thấp đã tạo cơ sở cũng như điều kiện cho NHNN thực hiện việc cắt giảm lãi suất. 
Tỷ giá sẽ ổn định

Tỷ giá sẽ ổn định

ANTĐ - Trong cả năm 2012, tỷ giá VND/USD được giữ ổn định, có lợi cho nhập khẩu, đặc biệt tạo được lòng tin của người dân vào sự ổn định của đồng tiền Việt Nam. Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng, việc giữ tỷ giá ổn định trong 2 năm qua gây bất lợi cho xuất khẩu. Tại hội thảo “Rủi ro kinh tế vĩ mô và tầm nhìn chính sách năm 2013”, một số chuyên gia đề xuất, Ngân hàng Nhà nước nên cho phép tỷ giá biến động trong giới hạn 3%, đồng thời tiếp tục hạ lãi suất huy động xuống còn 7%. Nên điều chỉnh tỷ giá ngay trong quý I này và hạ lãi suất trong quý II.