Liệt cơ do hạ kali huyết

(ANTĐ) - Kali (K+) là ion dương chính trong tế bào, có vai trò đặc biệt trong việc duy trì điện thế màng, cần thiết cho hoạt động điện của tế bào thần kinh cơ. Khi rối loạn chuyển hóa kali trong máu (do hạ kali), người bệnh thấy xuất hiện những cơn yếu cơ, thậm chí có lúc bị liệt cơ, sau đó lại tự khỏi. Nếu không sớm điều trị, có thể gây tử vong.

Liệt cơ do hạ kali huyết

(ANTĐ) - Kali (K+) là ion dương chính trong tế bào, có vai trò đặc biệt trong việc duy trì điện thế màng, cần thiết cho hoạt động điện của tế bào thần kinh cơ. Khi rối loạn chuyển hóa kali trong máu (do hạ kali), người bệnh thấy xuất hiện những cơn yếu cơ, thậm chí có lúc bị liệt cơ, sau đó lại tự khỏi. Nếu không sớm điều trị, có thể gây tử vong.

Liệt cơ hô hấp - khả năng tử vong cao

Bệnh liệt chu kỳ do rối loạn kali trong máu thường do nguyên nhân di truyền (rối loạn nhiễm sắc thể). Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, ít khi quá 45 tuổi. Các đợt liệt thường xảy ra lúc nghỉ ngơi, khi đang ngủ, hầu như không bao giờ xảy ra khi đang làm việc với cường độ bình thường.

Chứng yếu cơ xuất hiện từng đợt ngắn, không có triệu chứng gì đặc biệt kèm theo nên rất khó chẩn đoán bởi đặc điểm của bệnh là thường tự khỏi. Nếu có liệt cơ hô hấp thì khả năng tử vong có thể xảy ra khi người bệnh không được cấp cứu kịp thời. Giai đoạn đầu, ngoài thời kỳ liệt, cơ vẫn bình thường, nhưng sau nhiều năm, cơ lực yếu dần đi. Trong các cơn liệt, người bệnh bao giờ cũng tỉnh táo. Có hai thể chu kỳ do hạ kali huyết: liệt do hạ kali huyết và do tăng kali huyết. Hai bệnh này điều trị hoàn toàn trái ngược nhau, nên cần phải làm xét nghiệm định lượng kali huyết mới được dùng thuốc.

Dễ nhầm lẫn với liệt do thần kinh ngoại biên

Liệt chu kỳ do hạ kali huyết chủ yếu do di truyền, nam bị nhiều và nặng hơn. Bản chất của bệnh là sự rối loạn kênh canxi của cơ vân và làm thay đổi tính kích thích của cơ. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh: liệt có tính chất chu kỳ (hay lặp lại), bệnh nhân không chải đầu được, khó bước lên bậc, khi nằm không thể tự trở mình. Rất hiếm khi liệt các cơ mắt, cơ hô hấp, nhưng đã bị thì rất nặng, có thể gây tử vong. Phản xạ gân xương giảm nhẹ, nhưng phản xạ riêng của cơ bao giờ cũng mất (gõ vào cơ liệt không có hiện tượng giật cơ). Đây là dấu hiệu rất quan trọng để phân biệt với liệt do thần kinh ngoại biên. Tần số các cơn thay đổi theo ngày và năm, mỗi cơn kéo dài từ 1-4 giờ, có khi kéo dài tới 1 ngày hoặc hơn. Xét nghiệm trong cơn liệt thấy giảm kali huyết.

Nồng độ kali huyết giảm trong cơn liệt có thể là do sự mệt mỏi của cơ, không thấy có sự tăng đào thải kali trong nước tiểu, có thể có các bất thường tại cấu tạo màng cơ dẫn đến sự trở của cơ với các kích thích. Ngoài ra, người ta còn thấy vai trò của insulin và muối ăn trong cơ chế giảm kali huyết. Chính những cơ chế trên, trong thực thế, dùng muối kali liều cao cũng không có tác dụng dự phòng cơn liệt. Điều trị tốt nhất là bù kali bằng đường uống hoặc tiêm khi xảy ra cơn. Cần lưu ý là không dùng kali với các dung dịch mặn, ngọt, vì có thể làm giảm nồng độ kali trong huyết tương. Nên dùng với dung dịch Manitol vì Manitol tạo thuận lợi cho kali trong huyết thanh trở về bình thường và không làm giảm kali trong huyết tương.

BS. Nguyễn Thiết