Không thiếu đường trên thị trường

(ANTĐ) - Nhu cầu về đường không cao và mức tiêu thụ chậm nhưng vẫn đẩy giá đường bán lẻ tại thị trường đạt mức kỷ lục, tăng 5.000 đồng - 6.000 đồng/kg so với đầu năm 2009 (tăng gần 50%). Giá đường tăng khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ sản xuất, chế biến mặt hàng bánh kẹo, nước giải khát và người tiêu dùng mất kiểm soát về giá và phải chấp nhận mua đường theo giá thị trường.

Không thiếu đường trên thị trường

(ANTĐ) - Nhu cầu về đường không cao và mức tiêu thụ chậm nhưng vẫn đẩy giá đường bán lẻ tại thị trường đạt mức kỷ lục, tăng 5.000 đồng - 6.000 đồng/kg so với đầu năm 2009 (tăng gần 50%). Giá đường tăng khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ sản xuất, chế biến mặt hàng bánh kẹo, nước giải khát và người tiêu dùng mất kiểm soát về giá và phải chấp nhận mua đường theo giá thị trường.

Song theo các chuyên gia trong ngành nhận định, đường không hề sốt thật mà chỉ là cơn sốt ảo do khan hiếm giả. Giá đường tại thị trường đang bị đẩy lên cao chủ yếu do tâm lý của cả người bán và người mua, thấy giá rục rịch tăng đã ồ ạt nhập vào gây nên sốt ảo. Đặc biệt, lợi dụng điều này, nhiều nhà đầu cơ đã găm hàng ngừng bán để tiếp tục đẩy giá lên. Trong khi giá đường ngoài thị trường là 16.000 đồng/kg thì giá bán tại Công ty Mía đường Lam Sơn chỉ 10.500 đồng/kg. Để giải quyết vấn đề “sốt ảo” giá đường hiện nay, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, thời gian tới sẽ có khoảng 40 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất thiết kế trên 105.000 tấn mía/ngày. Dự kiến, sản lượng đường chế biến sẽ đạt 1,3 triệu tấn, trong đó có 300.000 tấn đường tinh luyện, cộng với lượng đường nhập khẩu theo cam kết sau khi gia nhập WTO là 64.000 tấn về cơ bản sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Cao Thắng