Hỗ trợ phát triểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng nguồn vốn từ quỹ SMEDF

ANTD.VN -Trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa được cho là tiếp cận vốn rất khó khăn thì một thực tế là lại có những dòng vốn hỗ trợ lãi suất ưu đãi, vẫn đang tích cực tìm doanh nghiệp để cho vay. Điển hình là dòng vốn từ Quỹ phát triển doanh nghiệp  nhỏ và vừa(Quỹ SMEDF), đang được ủy thác qua 3 ngân hàng: BIDV, Vietcombank và HDBank.

Vì sao HDBank được chọn ủy thác của Quỹ SMEDF?

Quỹ SMEDF là Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa mới được ra mắt  vào tháng 4/2016 tại Hà Nội. Quỹ có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, gồm sáu thành viên: Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; năm thành viên là lãnh đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cục Phát triển doanh nghiêp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Quỹ và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với chức năng hỗ trợ tài chính cho DNVVN trên cả nước.

Ngay sau khi ra mắt, Quỹ đã chính thức đi vào vận hành và tổ chức chương trình sự kiện giới thiệu Quỹ đến cộng đồng doanh nghiệp, tư vấn trực tiếp để tiếp nhận hồ sơ cho các doanh nghiệp ở các khu vực phía Bắc (Hải Phòng), Miền Trung (Nghệ An), phía Nam (Tp Hồ Chí Minh), Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ). Xuyên suốt các hoạt động, có mặt để tiếp cận và sẵn sàng phục vụ doanh nghiệp là đại diện các ngân hàng  được lựa chọn nhận ủy thác  từ Quỹ.

Có thể thấy trong 3 ngân hàng được Quỹ SMEDF “chọn mặt gởi vàng”, thì 2 ngân hàng cổ phần lớn trong nhóm “tứ trụ” và có sở hữu Nhà nước chi phối được xem ngân hàng mạnh đã tham gia ủy thác các chương trình giải ngân có tính chất hỗ trợ doanh nghiệp hoặc triển khai chính sách an sinh xã hội... của quốc gia. Riêng HDBank là ngân hàng thương mại cổ phần duy nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần thuộc hệ thống, có mặt trong danh sách được lựa chọn ủy thác.

Nhìn lại quá trình hoạt động của HDBank, một chuyên gia nhận xét, thực ra đây không phải lần đầu HDBank tham gia các chương trình có tính chất “chính sách”. Đặc biệt, HDBank có kinh nghiệm và đã từng được Bộ Tài chính tin tưởng lựa chọn giải ngân vốn ODA, một nguồn vốn đòi hỏi thẩm định chất lượng đáp ứng mọi quy định, giám sát chặt từ phía các tổ chức  quốc tế đã viện trợ và cho vay. Có thể nói đây chính là ngân hàng thương mại cổ phần duy nhất tiên phong hợp tác cùng Nhà nước thúc đẩy vốn ODA đến các dự án –phá vỡ yếu tố “địa hạt” xưa nay chỉ dành cho phân bổ, ủy thác trong hệ thống định chế gốc quốc doanh.

“Sự có mặt của HDBank khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ yên tâm và có độ tin cậy cao hơn về khả năng tiếp cận vốn từ Quỹ, khi 2 ngân hàng đầu ngành lớn và trước nay gần như “mặc định” dành cho DN lớn, Tập đoàn, Xuất khẩu...”, vị chuyên gia đánh giá.

Những doanh nghiệp nào được vay ưu đãi từ Quỹ SMEDF?

Phát biểu tại hội thảo giới thiệu Quỹ đến cộng đồng doanh nghiệp khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, Ông Phạm Quốc Thanh, Phó Tổng Giám đốc HDBank cho hay“HDBank sẽ là ngân hàng nhận ủy thác từ Quỹ SMEDF hỗ trợ tài chính cho DNNVV nhằm cải tiến công nghệ, máy móc thiết bị, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động, tạo động lực phát triển kinh tế.

Cụ thể, đối tượng doanh nghiệp thuộc các nhóm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa [quangnd21](Thống nhất thuật ngữ doanh nghiệp nhỏ và vừa) đổi mới sáng tạo; doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi sản xuất, chế biến và bảo quản nông, lâm và thủy sản; doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho ngành điện tử và cơ khí và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải - sẽ được hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn trung dài hạn với lãi suất ưu đãi chỉ định từ Quỹ SMEDF.

Ông Thanh đặc biệt nhấn mạnh lợi ích của DNNVV khi tham gia vốn từ Quỹ: "Tỷ lệ cho vay tối đa 80% dự án/ phương án sản xuất kinh doanh. Tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay hoặc tài sản có sẵn. Nguồn vốn từ Quỹ SMEDF có lãi suất trung dài hạn 7% cố định suốt thời gian vay. Miễn phí trả nợ trước hạn. Bên cạnh nguồn vốn  vay tối đa là 30 tỷ đồng từ Quỹ SMEDF, doanh nghiệp có thể tăng thêm hạn mức từ nguồn vốn của HDBank để phục vụ các dự án kinh doanh lớn hơn. Thời gian vay trung dài  hạn có thể lên tới từ 7-10 năm. Đặc biệt, hiện tại, Qũy mới đi vào hoạt động nên nguồn tài chính rất dồi dào và đây chính là cơ hội cho các DNNVV nhận được nguồn vốn”.

Trao đổi bên lề hội thảo ở TPHCM, bà Hoàng Thị Hồng, Giám đốc SMEDF cũng chia sẻ: “Việc lựa chọn 3 ngân hàng ủy thác nói trên chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp từ SMEDF chuyển xuống cũng như thực hiện giải ngân, theo dõi các khoản nợ… với các hồ sơ đạt yêu cầu. Các ngân hàng ủy thác cũng là điểm mối tiếp nhận hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp.

Bà Hồng cũng cho biết việc lựa chọn ba ngân hàng kể trên dựa trên các tiêu chí về khả năng thanh khoản, uy tín…, và quan trọng nhất là mức độ sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp bởi ngân hàng phải “hy sinh” một số quyền lợi khi tham gia cùng SMEDF. 

“Có thể trong thời gian tới, SMEDF sẽ mở rộng số lượng ngân hàng bởi mục tiêu của quỹ là tạo vốn mồi, thu hút ngân hàng tham gia và tiến tới sẽ sử dụng vốn của ngân hàng, không phải từ ngân sách như hiện nay. Điều này cũng giúp thay đổi khẩu vị rủi ro của các ngân hàng, hướng nhiều hơn đến doanh nghiệp nhỏ và vừa thay vì thích cho doanh nghiệp lớn vay”, Giám đốc SMEDF nói.