Kiến nghị tăng tuổi nghỉ hưu từ 2016

ANTĐ - Ngày 26-5, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi). Chiều cùng ngày, Quốc hội đã nghe Tờ trình dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Kiến nghị tăng tuổi nghỉ hưu từ 2016 ảnh 1
“Giải quyết vấn đề chủ doanh nghiệp bỏ trốn 
như thế nào? Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) chưa trực diện đề cập đến
dù hiện tượng này đang có xu hướng phát triển” - đại biểu Trần Thanh Hải (TP.HCM)


Để doanh nghiệp lành mạnh hóa tài chính

Nhìn vấn đề từ góc độ người lao động, ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) nêu ý kiến: “Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động và công đoàn như thế nào? Cá nhân 1 người lao động có quyền nộp đơn hay không hay phải tập thể?” - ĐB Trần Thanh Hải (TP Hồ Chí Minh) thắc mắc: “Giải quyết vấn đề chủ doanh nghiệp bỏ trốn như thế nào? Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) chưa đề cập trực diện dù hiện tượng này đang có xu hướng phát triển”. ĐB Trần Thanh Hải nêu thực tế, khi chủ bỏ trốn, tài sản thực của doanh nghiệp rất ít vì nhà xưởng và hầu hết máy móc, thiết bị đều đi thuê. Vì thế, không chỉ người lao động mà chủ nhà xưởng, chủ máy móc thiết bị này cũng muốn giải quyết nhanh để tiếp tục khai thác tài sản của mình.

Trong khi đó, ĐB Dương Quang Sơn (Bắc Kạn) lại lo cho doanh nghiệp: “Hiện nay, nhiều DN nợ lương của người lao động 6-7 tháng chứ không phải 1-3 tháng. Quy định như dự thảo dễ dẫn đến việc người lao động ráo riết đòi DN làm thủ tục phá sản, để gây sức ép cho DN. Nên có quy định để vừa giảm được áp lực cho DN, đồng thời tránh sự trì hoãn thanh toán của DN”.

ĐB Trần Thanh Hải không đồng tình quan điểm này: “Nguồn sống duy nhất của người lao động là tiền lương, nếu chỉ được thực hiện nộp đơn mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 3 tháng, kể từ ngày có yêu cầu mà doanh nghiệp không trả lương, thử hỏi người lao động làm sao duy trì sự sống của gia đình mình khi 4 tháng không lương? Tôi đề nghị chỉ thực hiện sau 1 tháng kể từ ngày có yêu cầu mà doanh nghiệp không trả lương”.

ĐB Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh): “Nhiều đại biểu lo lắng luật này có hiệu lực, người ta lợi dụng đi kiện tụng, tuyên bố phá sản và sợ phá sản nhiều quá. Tôi không lo như vậy. Nếu chúng ta không sửa đổi theo luật này, doanh nghiệp sẽ chết mà không chôn được”. ĐB nói thêm: “Luật này hoàn toàn không khuyến khích phá sản doanh nghiệp mà tiếp cận theo hướng làm sao giúp doanh nghiệp lành mạnh hóa tài chính trong kinh doanh và bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ hợp pháp bằng thủ tục phá sản. Đơn cử, doanh nghiệp bất động sản lấy tiền người ta góp xây nhà đi mua đất, khủng hoảng không trả được, do dòng tiền quản lý yếu kém và gây thiệt hại cho xã hội, luật này răn đe việc đó”.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền trình bày 
Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Lương hưu sẽ giảm?

Trình bày Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, Chính phủ đề xuất lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với từng nhóm đối tượng. Cụ thể, từ năm 2016 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam.

Từ năm 2020 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của các nhóm đối tượng còn lại cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam. Tuổi nghỉ hưu đối với lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân. Chính phủ cũng muốn sửa đổi cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu theo hướng có lộ trình tăng dần số năm đóng BHXH tương ứng với 45% mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu theo hướng từ năm 2016 trở đi mỗi năm tăng thêm 1 năm cho đến khi 20 năm đóng BHXH tương ứng với 45%. 

Về kéo dài tuổi nghỉ hưu, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Trương Thị Mai cho

Lao động nam cũng có chế độ thai sản!

Chính phủ cũng đề nghị bổ sung quy định lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày làm việc đối với trường hợp sinh thường và 7 ngày làm việc đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật.

biết, có ý kiến đề nghị thực hiện đúng Điều 187 của Bộ luật Lao động, tức là chỉ nâng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác. Ủy ban Về các vấn đề xã hội nghiêng về dạng ý kiến này. 

Về điều chỉnh mức hưởng lương hưu hàng tháng, có ý kiến cho rằng, cách tính lương hưu mới sẽ làm giảm quyền lợi của người nghỉ hưu và tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người nghỉ hưu trước và sau khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực thi hành (mức hưởng chênh lệch 10% đối với nam và 15% đối với nữ).

Tuy nhiên, Ủy ban tán thành với Tờ trình của Chính phủ. Ủy ban cho rằng, việc điều chỉnh mức hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định tại Điều 55 nhằm khắc phục những bất cập của luật hiện hành (thời gian đóng ít, mức đóng thấp; thời gian hưởng dài, mức hưởng cao hơn so với mức đóng), từng bước thực hiện nguyên tắc cân đối đóng - hưởng và bảo đảm sự bình đẳng trong thụ hưởng chính sách giữa các đối tượng nhằm mục tiêu bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm hưu trí. 

Đề nghị xử lý trách nhiệm nếu chậm hướng dẫn luật

Chiều 26-5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội. Đồng tình với Chương trình trình Quốc hội, song ĐB Nguyễn Bá Thuyền  (Lâm Đồng) cho rằng: “Nhiều tồn tại mang tính… bền vững, mãi không sửa được như văn bản hướng dẫn luật rất chậm; chất lượng dự án luật hạn chế; dự án luật đưa vào chương trình rất dễ đưa vào, rút ra... Cần làm rõ nguyên nhân dẫn tới tồn tại bởi người dân không thể hài lòng...”. 

ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) góp ý, cần đưa Luật Biểu tình vào chương trình khóa XIII vì đó là quyền cơ bản của công dân, đã được quy định trong Hiến pháp. “Các vụ tụ tập đông người đang ngày một tăng và rất dễ bị lợi dụng, gây hậu quả xấu. Cần có Luật Biểu tình để đáp ứng nhu cầu chung, đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Ban hành được luật này sẽ có lợi” – ĐB Lê Nam nhấn mạnh.