Khói rơm rạ phủ trắng cửa ngõ Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Người dân các huyện ngoại thành Hà Nội đã bước vào thu hoạch lúa xuân 2021, cũng là thời điểm nạn đốt rơm rạ tái diễn.

Những ngày này, trên các cánh đồng ngoại thành Hà Nội như huyện Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn, Thạch Thất… không khó bắt gặp bắt gặp hình ảnh những đống rơm lửa cháy cuồn cuộn, khói bốc lên cao hàng chục mét. Theo người dân, đốt rơm rạ sẽ không tốn công xử lý sau khi thu hoạch mà còn tiêu diệt được mầm mống dịch hại và sau khi đốt rơm thành tro và tro này ủ khoảng 2-3 tháng sẽ đem bón cho các ruộng trồng rau.

Trên các cánh đồng ngoại thành Hà Nội không khó bắt gặp bắt gặp hình ảnh những đống rơm lửa cháy cuồn cuộn, khói bốc lên cao hàng chục mét

Trên các cánh đồng ngoại thành Hà Nội không khó bắt gặp bắt gặp hình ảnh những đống rơm lửa cháy cuồn cuộn, khói bốc lên cao hàng chục mét

“Chúng tôi cũng biết việc đốt rơm ảnh hưởng đến môi trường. Nhưng giờ không đốt bỏ thì không biết giải quyết số rơm rạ sau mỗi vụ thế nào, vì chỉ hơn 1 tháng nữa thôi sẽ vào vụ mới. Nếu rơm này chất thành đống trên bờ ruộng thì sẽ tạo điều kiện cho chuột sinh sống, gây hại cho vụ sau”. Bà Nguyễn Thị Lượt, Vạn Phúc, Thanh Trì cho biết.

Theo các chuyên gia phân tích, đốt rơm rạ sẽ tạo ra một lượng lớn các khí CO2 , CH4, CO, SO2 và hàng trăm hợp chất khác có hại cho sức khỏe con người, làm tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển. Ngoài ra, việc đốt rơm rạ ngay trên đồng sẽ làm mất chất dinh dưỡng của đất.

Đốt rơm rạ trên cánh đồng huyện Sóc Sơn

Đốt rơm rạ trên cánh đồng huyện Sóc Sơn

Một mối nguy hiểm khác chính là việc khói rơm rạ bay ra ngoài đường có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Trên hình hình là một đoạn đường Đại lộ Thăng Long bị khói rơm rạ "bủa vây" vào mỗi buổi chiều những ngày gần đây.

Không chỉ tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, khói rơm rạ còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Điển hình tại huyện Sóc Sơn, người dân các xã: Phù Lỗ, Mai Đình, Phú Cường, Thanh Xuân, Tiên Dược... đốt rơm rạ gần Cảng hàng không quốc tế Nội Bài làm ảnh hưởng tầm nhìn của máy bay khi cất, hạ cánh. Cảng vụ Hàng không miền Bắc hằng năm đều phải gửi công văn đề nghị huyện Sóc Sơn có biện pháp ngăn chặn tình trạng này.

Theo kết quả điều tra, rà soát của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tỷ lệ đốt rơm rạ trong vụ xuân là khoảng 20%, cao hơn ở vụ mùa. Tuy nhiên, con số thực tế tại các huyện còn lớn hơn nhiều, như: Thường Tín, Thanh Oai chiếm tỷ lệ 50%, Thạch Thất 45%, Chương Mỹ 37%, Thanh Trì 33%, Mê Linh 30%, Sóc Sơn 25%...

Tái diễn tình trạng đốt rơm rạ ở nhiều cánh đồng có nguyên nhân là người nông dân không dùng đến rơm rạ để đun nấu. Mặt khác, thời vụ làm đất cho vụ gieo trồng kế tiếp ngắn, rơm rạ để lại trên đồng ruộng khó phân hủy được ngay. Do đó, để thuận lợi cho việc làm đất, người dân đốt tại ruộng để diệt sâu bọ và lấy tro bón cho vụ sau. Chính quyền lại không có biện pháp nào giải quyết được số lượng lớn rơm rạ. Một số địa phương đã ban hành nhiều văn bản xử phạt các trường hợp đốt rơm rạ nhưng mới chỉ dừng ở việc tuyên truyền, vận động, nhắc nhở người dân không thực hiện hành vi đốt rơm rạ.