Khởi động chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Ngày 31-3, lễ khởi động chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025 và tọa đàm “Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai” do Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức chính thức diễn ra tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Nhằm tiếp tục phát huy tác động lan tỏa của cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” trong 3 năm (2021, 2022 và 2023), bắt đầu từ năm 2024 Báo Kinh tế và Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) đã phát triển cuộc thi thành Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng".

Sau 4 lần tổ chức cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng”, cuộc thi đã hút hơn 1.400 bài viết. Năm 2025, ban tổ chức phát động cuộc thi đối với các tác giả chuyên và không chuyên, đại diện cho các vùng miền trong cả nước.

Các tác phẩm nhận bài dự thi được đa dạng về thể loại. Tác phẩm dự thi có có thời gian đăng tải từ 1/1/2025 đến 30/10/2025 và được gửi về qua địa chỉ email nhungconghienthamlang2025@gmail.com. Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi ở cả chuyên nghiệp và không chuyên là hơn 240 triệu đồng.

Lần thứ năm này, ban tổ chức kỳ vọng các bài dự thi có đủ các loại hình báo chí tham gia, từ báo hình, báo viết, báo nói; tăng cường các bài viết thể loại theo loại hình truyền thông công nghệ như: Podcast, emagazine với các góc nhìn mới, phát hiện mới.

Ban tổ chức cũng kỳ vọng sẽ có ít nhất 400 bài viết của các tác giả chuyên và không chuyên đại diện cho các vùng miền trong cả nước tham dự và đặc biệt thu hút thêm các tác giả không chuyên, sinh viên các trường đại học chuyên ngành truyền thông tham gia vào cuộc thi này.

Nối tiếp những thành công và mục tiêu của 4 mùa trước, Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng 2025” sẽ đề cao tính chuyên sâu, để cùng với các cơ quan truyền thông giúp người dân hiểu sâu hơn, có giải pháp để nâng cao chất lượng đời sống an sinh xã hội trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh; cũng như hiểu rõ về các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình trong bối cảnh kinh tế số, biến đổi khí hậu, hội nhập kinh tế.

Chương trình sẽ tiếp tục tổ chức các tọa đàm chuyên đề như: Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai, Bảo hiểm rủi ro thiên tai cho người lao động…

Tọa đàm nhằm giúp các lao động nữ, lao động tự do có thể bày tỏ những khó khăn, vướng mắc; các nhà quản lý, chuyên gia đề xuất những giải pháp gỡ vướng; các nhà hoạch định chính sách có thêm những thông tin xác thực trước khi cho ra đời những cơ chế, quy định, sao cho phù hợp.

Bên cạnh đó, ban tổ chức cũng sẽ tăng cường hơn nữa các chuyến đi thực tế cho các nhà báo, các cuộc khảo sát hướng đến hỗ trợ người dân vùng rốn lũ, thường phải đối mặt với thiên tai cùng tạo sức lan tỏa rộng lớn hơn. Gần nhất là chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh dự kiến diễn ra vào tháng 6-2025, nơi đã từng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai.

Đặc biệt, với chuyên mục Podcast về các vấn đề an sinh xã hội trên chuyên trang Pháp luật & Xã hội (thuộc Báo Kinh tế & Đô thị) sẽ được xem như một cẩm nang hỗ trợ về mặt kiến thức, pháp lý liên quan đến phòng, chống thiên tai với người dân, trong đó, sẽ ứng dụng công nghệ AI vào mục hỏi đáp…

Chương trình năm nay mong muốn góp thêm tiếng nói để từ đó các cơ quan quản lý, đơn vị, cơ quan bảo hiểm thực hành tốt hơn nữa chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho những người dân gặp thiên tai.

Sau lễ phát động, toạ đàm chuyên đề 1 với chủ đề: “Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai” cũng diễn ra với nhiều nội dung thiết thực.

Ông Nguyễn Thành Lợi- Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị, Trưởng ban tổ chức chương trình truyền thông cho biết, mục đích của tọa đàm nhằm tăng cường truyền thông hỗ trợ người dân vùng rốn lũ, thường phải đối mặt với thiên tai…